Sơ cứu khi bé bị sặc nước
23/12/2011 (16108 lượt xem)
Khi đang cho bé bú hay đang uống nước bỗng bé bị ho sặc sụa kèm theo tím tái, đó là tình trạng bé bị sặc. Tình trạng này là do sữa hoặc nước tràn vào đường hô hấp, có thể vào khí quản, đôi khi vào tận phế nang làm tắc đường hô hấp, nếu cấp cứu không kịp thời bé sẽ bị ngừng thở, tim ngừng đập rồi dẫn đến tử vong.
Sơ cứu:
Khi gặp tình trạng khẩn cấp này, không ai khác chính là người mẹ hoặc người đang cho con bú phải cấp cứu một cách khẩn trương, thật bình tĩnh, nhanh chóng làm cho sữa ra khỏi đường hô hấp.
Ban đầu mẹ dùng miệng mình hút thật mạnh vào miệng và mũi bé. Hút càng nhanh, càng mạnh càng tốt, nếu để chậm sữa sẽ vào sâu trong khí quản, khó hút ra, trẻ bị tắc thở lâu, khó cứu.
Vỗ lưng: khi phát hiện trẻ bị sặc. Khó thở, tìm tái, cần xử trí cấp cứu ngay theo nguyên tắc vỗ lưng như sau: Đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay (Đầu trẻ thấp hơn thân trẻ). Dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 cái liên tiếp vào lưng trẻ ở khoảng giữa 2 xương bả vai. Sau đó, lật trẻ lại quan sát miệng - mũi trẻ nếu có dịch sữa và nước trào ra thì hút sạch.
Ấn ngực: Nếu trẻ vẫn còn tím tái, ấn ngực trẻ bằng cách dùng ngón tay trỏ và ngón giữa vào nữa dưới xương ức (điểm xương ức gặp dưới đường nối 2 vú). Ấn mạnh xuống 5 cái liên tiếp, sau đó quan sát nếu thấy trẻ hồng hào trở lại và khóc to thì không cần làm tiếp, nếu trẻ còn tím thì làm tiếp vỗ lưng,ấn ngực. Có thể thực hiện được 8 lần liên tiếp (lưu ý cần đánh giá lại trẻ sau mỗi lần vỗ lưng ấn ngực). Nhưng kinh nghiệm thường thấy nếu làm đúng kỹ thuật chỉ càn làm 1-2 lầ là dị vật bị tống ra và trẻ hồng hào trở lại.
Đưa đi bệnh viện: Sau khi đã sơ cứu xong các bước trên, phụ huynh cần chuyển trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để bác sĩ tiếp tục theo dõi. Tuyệt đối không đưa đi bệnh viện khi trẻ chưa thở lại được, vì não thiếu oxy trong vài phút sẽ không hồi phục, mà chỉ đưa đi bệnh viện khi đã khai thông cho bé thở lại.