Sự phát triển ngôn ngữ của bé dưới 2 tuổi như thế nào

, 07/12/2011 (457 lượt xem)

Khi bé bắt đầu biết nhận biết về môi trường xung quanh. Bé rất tò mòm những gì bé nhìn thấy nghe được. Ở mỗi một giai đoạn bé có thể có những biểu hiện đắc trương như sau.

Sự phát triển ngôn ngữ của bé dưới 2 tuổi như thế nào

Bé 3 tháng tuổi, bé thích "hóng chuyện" và có phản ứng nhanh nhạy hơn với âm thanh. Bé biết quay đầu về phía âm thanh hoặc có biểu hiện vui cười, chớp mắt khi có người đối diện hỏi chuyện.

Khi 4 tháng tuổi, bé bắt đầu nhận biết tên gọi của mình. Bé thường chăm chú hơn nếu tên của bé được nhắc đến trong câu chuyện của cha mẹ.
Tới 5 tháng tuổi, bé bắt đầu phát ra âm thanh nơi cổ họng. Bé cũng biết “phun mưa” hoặc thổi bong bóng để luyện tập cơ môi.
7 tháng tuổi, bé bắt đầu tập nói “mama” hoặc “papa” để gây chú ý với cha mẹ hoặc biểu lộ cảm xúc.
9 đến 12 tháng tuổi, bé bắt đầu bước vào thời kỳ làm quen với quá trình học nói. Thời gian đầu tiên, bé có thể phát âm ra những cụm từ như “papa”, “mimi”, “mama”… rõ nét hơn. Khoảng tháng thứ 10, bé có khả năng diễn đạt cử chỉ, nét mặt đi kèm với những từ bé nói. Ví dụ, nếu được bạn nhắc, bé sẽ nói “baibai” đi kèm với cử chỉ vẫy tay ngộ nghĩnh. Hoặc khi bạn mang đồ ăn đến, bé sẽ nói “măm măm” và khua tay mừng rối rít.


Một tuổi, bé có thể biết được khoảng 50 từ. Những từ (hoặc cụm từ) liên quan đến đồ vật hoặc người thân trong nhà như “mẹ”, “bà” sẽ được bé học thuộc sớm nhất.
14 tháng tuổi, bé có thể biểu hiện cảm xúc bằng ngữ điệu âm thanh. Khi tức giận, giọng nói của bé sẽ to hơn, hơi thở nhanh và gấp gáp hơn. Lúc vui vẻ, bé có giọng nói nhẹ nhàng đi kèm hơi thở chậm hơn.


Từ 18 đến 21 tháng tuổi, bé dần trở thành một chuyên gia ngôn ngữ. Bé quan tâm nhiều hơn đến những cuộc trò chuyện cùng cha mẹ; chẳng hạn, bé biết cách đặt ra nhiều câu hỏi để mong được giải đáp.


+ Bé biết đặt hai từ cạnh nhau để tạo thành một cụm từ có nghĩa.

+ Bé nhận ra những nhân vật quen thuộc có trong sách, truyện và cố gắng gọi tên chúng.
Từ 22 đến 24 tháng tuổi, bé có khả năng nhận diện chính xác tên đồ vật thân quen trong gia đình.
+ Bé có thể phối hợp nhiều từ với nhau dù chưa hoàn chỉnh về nghĩa. Bé nói được khoảng 200 từ.

+ Bé có thể gọi tên những bộ phận khác nhau trên cơ thể.

+ Bé biết lắng nghe khi người xung quanh đang nói chuyện với nhau.
Mẹo giúp bé nói tốt

Đọc sách cho bé: Ngay khi bé chào đời, bạn nên duy trì thói quen nói chuyện với bé hàng ngày. Bé lớn hơn một chút, bạn nên đọc sách cho bé nghe. Bé chưa đủ khả năng để hiểu những câu chuyện bạn đọc nhưng điều này lại giúp bé phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên.
Giúp bé nhận diện đồ vật: Bạn có thể sưu tầm nhiều đồ chơi và giúp bé gọi tên chính xác món đồ. Cách tốt nhất là bạn vừa chỉ tay vào đồ vật vừa gọi tên để bé dễ nhớ. Với một đồ vật, bạn nên dùng nhiều tên gọi đồng nghĩa để bé phát triển kiến thức toàn diện hơn.
Nhắc lại những điều bé nói: Khi bé nói một từ hoặc một câu nào đó, bạn nên nhắc lại bằng âm điệu rõ ràng; chẳng hạn, nếu bé nói “sữa”, bạn có thể hỏi lại bé “Con muốn uống sữa phải không?”. Ngoài ra, bạn có thể dạy bé nói một câu hoàn chỉnh bằng cách gợi ý bé bắt chước theo bạn; ví dụ, bạn có thể yêu cầu bé phát âm theo những câu như “Mũ màu hồng này là của con”, “Mẹ ơi, con đói”….

 

Bình luận đánh giá: Sự phát triển ngôn ngữ của bé dưới 2 tuổi như thế nào
Bình luận đánh giá sản phẩm
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
bình luận
Xem bình luận có đánh giá
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
Về Shop Trẻ Thơ
ShopTreTho.com.vn kinh doanh theo mô hình website trực tuyến kết hợp với hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ tại các thành phố lớn trên toàn quốc. Với phương châm "phục phụ khách hàng bằng cả trái tim" Shop Trẻ Thơ luôn lấy khách hàng làm trung tâm cho mọi hoạt động để tạo ra nhiều giá trị cộng đồng
Hơn 15.000 sản phẩm
500 thương hiệu nổi tiếng
Hỗ trợ 24/7 miễn phí cuộc gọi
Miễn phí vận chuyển
Giao hàng tận nhà