Tâm lý trẻ 18-24 tháng

Đồ sơ sinh , 24/02/2010 (2516 lượt xem)

Tâm lý chính là cuộc sống con người với muôn hình muôn dạng, đầy bí nhiệm, rất khó khám phá và không bao giờ có thể hiểu cho trọn vẹn. Bởi đối tượng của nó là con người, luôn chuyển biến, lớn lên và phát triển về thể xác lẫn tinh thần .

Tâm lý trẻ 18-24 tháng

Bé tích cực vận động

Sự phát triển tâm lý của trẻ ở giai đoạn này thể hiện tính tích cực vận động để đạt được các thao tác vận động cần thiết như cầm, nắm, đi, đứng.

Các bé bắt đầu khám phá thế giới xung quanh mình, sờ, kéo, nắm, đạp … bất cứ thứ gì chúng thấy và có thể với đến được. Nhờ vậy, cảm giác về âm thanh, màu sắc, hình khối, tri giác, không gian, thao tác bằng tay với đồ vật được phát triển.

Ở những tháng này, bé cũng bắt đầu bắt chước người khác, đặc biệt là thích bắt chước những việc mà các bé khác làm. Nếu con bạn nhìn thấy một đứa trẻ khác leo cầu trượt ngược (không qua cầu thang), con bạn sẽ bắt chước làm theo ngay sau đó.

Bé cũng bắt đầu hiểu ra và cảm nhận được một số vấn đề liên quan đến cuộc sống xung quanh mình. Chẳng hạn, bé đã biết cái cốc thì phải ở trên bàn, đôi dép phải được đi ở dưới chân… Tuy nhiên, tại thời điểm này, bé vẫn có thể lẫn lộn mọi chuyện với nhau.

Ở giai đoạn 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi, tất cả những gì đã biết đều chưa thoả mãn được trí tò mò của bé và bé luôn khát khao được khám phá thế giới xung quanh.

Tất cả mọi thứ rơi vào tay bé đều được bé chơi và sử dụng một cách vô thức mà không hề quan tâm đến lợi ích, công dụng cũng như độ an toàn của chúng.

Bé không chỉ lấy đồ vật ra chơi mà còn tháo tung đồ vật ấy ra nếu nó có nhiều bộ phận. Có khi các bé còn cố tình làm rơi để xem vật đó như thế nào hay cũng có thể cho vào miệng để xem đồ vật đó có vị gì…

Trong suốt quá trình khám phá này, theo cách của riêng bé thì bé là một “nhà khoa học thực thụ”. Vì thế bé không bao giờ cảm thấy chán nản hay muốn ngồi yên. Trí óc và tay chân bé hoạt động liên tục, giúp hoàn thiện dần nhận thức của bé sau này.

Nói chung, quá trình phát triển của trẻ là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự khám phá không ngừng. Có thể nói, với trẻ 2 tuổi, cuộc sống luôn tràn đầy màu sắc thú vị. Sự say mê khám phá cuộc sống luôn thôi thúc bé khiến bé tạo ra những chuỗi hoạt động trí óc và chân tay liên tiếp. Thông qua những hành động đó, bé học hỏi được rất nhiều điều từ thế giới xung quanh của mình.

Hiểu được điều này, cha mẹ có thể tạo điều kiện cho bé khám phá bằng cách tạo cho trẻ một môi trường tự do và thoải mái để bé được làm theo như những gì bé muốn. Đây là một bước chuẩn bị rất tốt cho bé bước vào gian đoạn 3 tuổi, đồng thời cũng giúp củng cố và nuôi dưỡng tính sáng tạo, lòng kiên nhẫn và ham học hỏi của bé về sau. 

Bé hành động còn mang tính bột phát

Các bé ở giai đoạn này cũng có đặc điểm là hành động bột phát do ảnh hưởng của tình cảm và ý muốn nảy sinh từ hoàn cảnh trực tiếp trong một thời điểm nào đó. Bé có thể dễ dàng thích thú một vật gì đó, nhưng cũng dễ dàng và nhanh chóng chán nó.

Chẳng hạn nếu con bạn đang tranh dành đ chơi với một trẻ khác, hãy đưa cho trẻ một cáiđồ chơi khác kích thích sự chú ý, trẻ sẽ “bỏ qua” ngay việc dành với bạn. Hoặc nếu như con bạn đang đòi một thứ gì đó mà bạn không đồng ý, bạn có thể đưa cho trẻ một đồ chơi khác hoặc chuyển sự chú ý của trẻ sang hoạt động khác ví dụ như bật nhạc, bật tivi.

Ở tuổi giai đoạn 18-24 tháng tuổi, hành động của trẻ chưa có động cơ rõ ràng và đầy đủ. Động cơ hành động của trẻ chưa trở thành hệ thống dựa trên trật tự ưu tiên về tầm quan trọng nhiều hay ít. Cũng ở độ tuổi này, khả năng tự điều khiển hành vi của trẻ còn hạn chế, chính vì vậy trẻ rất khó khăn khi phải kiềm chế không làm điều mà mình thích. 

Bé dễ cáu giận

Các cơn giận là một phần phiền phức trong cuộc sống của bé ở lứa tuổi tập đi (1-2 tuổi). Sự kiềm chế cơn giận của bé phụ thuộc vào trí thông minh tình cảm của bạn bởi vì bé ở lứa tuổi tập đi chưa có trí thông minh tình cảm.

Bọn trẻ vẫn còn nhỏ - bé thiếu khả năng tự diễn đạt bằng lời, bé thiếu khả năng chờ đợi phần thưởng, và bé không có khả năng tự nhận thức về bản thân mình. Cha mẹ phải dạy bé tất cả những thứ đó. Chúng ta tránh các tình huống khiêu khích bé càng nhiều càng tốt, đặc biệt là khi con bạn mệt mỏi, đói hoặc căng thẳng.

(tham khảo: giao tiếp vi tr chưa biết nói)

Khi bé nổi cáu, thì mọi lý lẽ đối với trẻ lúc này không có tác dụng và điều đó sẽ làm phí công sức của bạn. Bạn cũng đừng nên nổi giận với bé. Nếu ở nơi công cộng như rạp chiếu phim, siêu thị… bạn phải ngay lập tức bế bé ra ngoài hành lang để tránh ảnh hưởng đến những người xung quanh. Khi cơn giận đã qua, bé cũng thường dễ hoảng sợ. Vì thế bạn hãy nhẹ nhàng thủ thỉ, vỗ về an ủi bé để bé tĩnh tâm lại.

Bibi.VN
Cố vấn:
Tiến sĩ Đặng Hoàng Minh
Khoa sư phạm, Đại học quốc gia Hà Nội

 

 

 

Bình luận đánh giá: Tâm lý trẻ 18-24 tháng
Bình luận đánh giá sản phẩm
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
bình luận
Xem bình luận có đánh giá
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
Về Shop Trẻ Thơ
ShopTreTho.com.vn kinh doanh theo mô hình website trực tuyến kết hợp với hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ tại các thành phố lớn trên toàn quốc. Với phương châm "phục phụ khách hàng bằng cả trái tim" Shop Trẻ Thơ luôn lấy khách hàng làm trung tâm cho mọi hoạt động để tạo ra nhiều giá trị cộng đồng
Hơn 15.000 sản phẩm
500 thương hiệu nổi tiếng
Hỗ trợ 24/7 miễn phí cuộc gọi
Miễn phí vận chuyển
Giao hàng tận nhà