Tâm lý trẻ ở tuổi chập chững
11/08/2012 (741 lượt xem)
Để giúp các bậc làm cha làm mẹ hiểu thêm về tâm lý của trẻ ở tuổi chập chững, Shop Trẻ Thơ xin giới thiệu đến các bạn một số thông tin sau đây;
Trẻ ở tuổi chập chững là từ 1 đến trước 4 tuổi với những biểu hiện hành vi rất thú vị. Trẻ nhỏ từ 1 tuổi đến 2,5 tuổi thì thừa thãi lực cơ bắp và chẳng có chút ý thức nào nhưng trẻ từ 2,5 tuổi đến trước 4 tuổi thì phản kháng lại những ông bố bà mẹ không cứng rắn một cách có ý thức hơn nhiều.
Dù cho bạn nghĩ về con mình như là “một kho báu”, “một cái đuôi phiền toái”, “một đứa bé kinh khủng” hoặc là gì đi nữa thì tất cả trẻ ở tuổi chập chững đều có chung một điều, đó là một bộ sưu tập những dấu hiệu hành vi được xem là nhãn hiệu của chúng.
Nhiều sức lực
Trẻ chập chững có sức lực dài hơi hơn người lớn. Nếu không có được điều chúng muốn thì trẻ phản kháng bằng cách nổi trận lôi đình. Tuổi đi chập chững có thể là lứa tuổi đang học cách tự kiểm soát nhưng cũng không ngăn chúng tỏ ra kiểm soát những người xung quanh.
Không phải sức lực của trẻ là vấn đề mà là việc sử dụng sức lực đó. Trẻ chập chững thường bướng bỉnh, kém ý thức và hoàn toàn không tôn trọng quyền hạn của người khác. Nếu nặng tay với chúng, chúng sẽ giậm chân, hét lên, còn phụ huynh thì phải nhảy lên vì chúng.
Kém ý thức
Nếu bạn muốn liệt kê hết tất cả những đặc tính của trẻ con tuổi chập chững, thì bạn sẽ không bao giờ nghĩ đến điều này. Tôi tin rằng từ một đến hai tuổi thì trẻ chẳng biết tí gì gọi là ý thức. Từ hai đến hai tuổi rưỡi thì nếu sử dụng một công cụ đặc biệt có thể phát hiện được khả năng đọc của bé, nhưng phụ huynh không thể nhình thấy bằng mắt thường. Thế nhưng từ tuổi này trở đi, trẻ bắt đầu phát triển khả năng nhận thức và đến sinh nhật thứ tư thì có thể công nhận điểm này.
Khi người khác nói đến “hung thần 2 tuổi”, tôi cho rằng đó là những đứa trẻ ở độ tuổi 1,5 tuổi đến 2,5 tuổi. Giai đoạn ngắn này là thời kỳ kém ý thức nhưng tính hiếu chiến và nghịch ngợm lại có tần suất biểu hiện cao nhất. Không cần phải là nhà tâm lý học Sigmund mới biết rằng hai tính chất này thường có những tác động tâm lý nặng nhất đến những bậc cha mẹ.
Đây là giai đoạn của những hành vi thiếu suy nghĩ (chẳng hạn đập đầu xuống sàn nhà) và hoàn toàn không sợ nguy hiểm. Trẻ con tuổi chập chững có thể cãi lộn, đánh nhau và dấn sâu vào những tình huống bất phân thắng bại mà không biết lúc nào nên dừng lại. Phụ huynh cần biết lúc nào cần phải xuống nước thì mới có thể phát huy hiệu quả của kỷ luật. Không may là nhiều bố mẹ lại không dừng lại được vì họ còn kém ý thức hơn cả con mình.
Trẻ con tuổi chập chững lúc nào cũng muốn trở thành trung tâm sân khấu. Chúng ghét bất kỳ ai dành lấy chút sự chú ý của mẹ, dù cho đó là một người bạn ghé thăm, một cuộc nói chuyện điện thoại hoặc sự quan tâm mẹ phải dành cho bố mới từ chỗ làm về.
Trẻ đi chập chững muốn bạn quan tâm đến nó 24 giờ một ngày, nếu được thì 25 giờ. Quan tâm đến trẻ, chơi đùa với nó, trả lời những câu hỏi liên miên, la rầy và thỏa mãn cái con người bé xíu hiếu kỳ và đầy trí tưởng tượng đó, các bà mẹ thường mệt xỉu vào cuối ngày. Không phải mệt về tâm lý nhưng cái mệt thể chất làm đầu óc bạn tê dại. Rồi các ông bố lượn lờ rên rỉ “Chúa ơi hôm nay con làm việc mệt quá!”. Anh ta đâu biết vợ mình dù ở nhà cũng đang ở trong tình trạng giông như não đã bị đóng băng rồi.
Tự trở thành trung tâm
Hầu hết trẻ ở tuổi đi chập chững có những tầm nhìn hẹp như ống khói, chỉ nhìn thấy nhu cầu và niềm vui của chính nó. Chúng không biết người khác cũng có những mong muốn. Khi chúng chơi và đòi một thứ đồ chơi nào đó thì không phải lúc nào chúng cũng hỏi xin lịch sự vì chúng cho rằng cứ “chộp và giành lấy’ thì dễ được hơn.
Ý tưởng chờ đến lượt mình, nghĩ đến quan điểm của người khác và chia sẻ với họ hoàn toàn xa lạ với trẻ. Mặc dầu trẻ ở tuổi chập chững thích chơi đùa với trẻ em khác, chúng chỉ chơi bên cạnh bạn chứ không chơi với bạn. Lối cư xử lấy mình làm trung tâm này là bình thường ở tất cả các trẻ chập chững, mà có khi còn kéo dài cho đến khi chúng đã thành người lớn.
Khung thời gian mười phút
Trẻ mẫu giáo chỉ quan tâm đến khoảng thời gian trước và sau hiện tại mười phút. Chính vì thế phải khen ngợi và thưởng cho trẻ ngay. Tương tự, áp dụng kỷ luật phải kịp thời, hoặc là không áp dụng. Cũng giống như vậy, thật vô ích khi phạt trẻ sau khi chúng đã phạm lỗi một tiếng đồng hồ. Nếu nói với trẻ ở tuổi này rằng nếu hôm nay chúng ngoan, tuần sau chúng sẽ được dẫn đi sở thú thì chúng sẽ cho đây là điều vô nghĩa.
Tính tiêu cực
Trẻ con học cách nói “Không” trước khi học nói “Vâng/Dạ” và khi được 3 tuổi trẻ có thể phát âm rõ ràng nhất cái từ đơn giản này, sau hai năm tập nói không ngớt. Nhiều chuyên gia nói rằng trẻ con bắt chước bố mẹ nó vì họ luôn nói “Không, không, không!” từ khi trẻ còn rất bé. Lời giải thích này thật thú vị, nhưng tôi cho rằng nguồn gốc của biểu hiện này là bẩm sinh. Cứ xem những đứa con của những đứa con của những bậc phụ huynh tích cực nhất thì biết.