Tất tần tật những điều cần biết về viêm amidan ở trẻ nhỏ

Nguyễn Nhung , 28/12/2015 (1603 lượt xem)

Viêm amidan (Tonsilitis) là căn bệnh nhiễm trùng phổ biến, nhất là ở trẻ nhỏ và dễ bị bỏ qua. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây cản trở hô hấp, khản tiếng, thậm chí có thể phát sinh chứng ngưng thở khi ngủ và nhiều hệ lụy khác cho sức khỏe.

Tất tần tật những điều cần biết về viêm amidan ở trẻ nhỏ

Viêm amidan và nguyên nhân gây bệnh

Viêm amidan là bệnh nhiễm trùng amidan, phổ biến ở nhóm trẻ từ 3 – 7 tuổi. Ở các bé, bệnh kéo dài hơn so với ở nhóm lớn tuổi hơn. Amidan được tạo bởi các mô bạch huyết, làm nhiệm vụ sản xuất các kháng thể chống nhiễm trùng. Nhưng chính các mô này lại dễ bị nhiễm trùng, sinh bệnh, thủ phạm có thể do virus hoặc vi khuẩn. Trong thực tế, rất nhiều trường hợp viêm amidan nhưng không bao giờ đi khám, có khoảng 15% số ca được bác sĩ cho biết là bị viêm amisan trong khi khám bệnh khác. Thủ thuật Tonsillectomy (cắt hay loại bỏ amidan) thường được áp dụng ngay từ thời niên thiếu. Đây cũng là cách tốt nhất để hạn chế căn bệnh này. Có ba nguyên nhân gây viêm amidan, đó là:

* Do liên cầu khuẩn nhóm A (Group A streptococcus): Đây là loại vi khuẩn phổ biến gây nhiễm trùng cổ họng, cứ 5 người thì có 1 mắc phải căn bệnh này, kể cả người lớn. Nhiều trường hợp không có triệu chứng, nhưng vẫn có thể gây lan truyền vi khuẩn. Liên cầu khuẩn nhóm A cũng có thể gây viêm họng, thậm chí với mức độ nghiêm trọng như sốt, thấp khớp.

* Do các loại virus đường hô hấp khác nhau: Trong đó, đặc biệt là virus cảm lạnh và virus cúm, chiếm hầu hết các trường hợp viêm amidan. Các dạng nhiễm trùng kiểu này đôi khi nhẹ hơn so với nhiễm khuẩn, nhưng lại rất khó phân biệt biệt giữa nhiễm virus và nhiễm vi khuẩn.

* Do virus Epstein-Barr truyền nhiễm: Những ca mắc bệnh thường có các triệu chứng của viêm amisan, nhất là ở nhóm trẻ nhỏ.

Triệu chứng và biến chứng của amidan

Triệu chứng chính của viêm amidan là đau họng. Tuy nhiên, vì cổ họng và tai có chung các dây thần kinh tương tự, nên trẻ mắc bệnh có cảm giác như đau trong tai. Cơn đau thường tồi tệ hơn khi nuốt thức ăn, đồ uống. Do còn nhỏ, nên các bé không phàn nàn về chứng đau, kể cả đau họng, nhưng triệu chứng dễ nhận biết là trẻ biếng ăn, có thể bao gồm cả sốt, cảm giác như bị đau ốm toàn thân, đau đầu và ói mửa. Tất cả các dạng viêm amiaan đều tự khỏi mà không cần điều trị. Với viêm amidan do virus hoặc vi khuẩn bình thường thì thường mất khoảng vài ngày, nhưng có thể kéo dài tới vài tuần nếu do bạch cầu đơn nhân. Trường hợp biến chứng, nhất là viêm amidan do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn cho thuốc kháng sinh.

Một trong những biến chứng của nhiễm khuẩn là sốt thấp khớp. Nhóm mắc bệnh do liên cầu khuẩn nhóm A, có thể lây lan khắp cơ thể và lây nhiễm các bộ phận quan trọng, đặc biệt là tim. Nếu nặng, có thể gây tổn thương vĩnh viễn và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi trưởng thành. Tại các nước phát triển, những biến chứng về tim mạch ít khi xảy ra, nhưng sự cố này vẫn có thể gặp ở các nước có dịch vụ y tế kém. Vì vậy, phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ ngăn chặn và phòng tránh được nhiều nguy cơ đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Một trong những biến chứng khác của viêm amidan là áp xe quanh amidan hay sưng họng (peritonsillar abscesses). Hiện tượng này thường xảy ra khi một đám vi khuẩn “đóng kín cổng” do gia tăng tế bào mới gây mủ hóa. Amindan không tự nó xảy ra áp xe, nhưng lại có thể xuất hiện ở một bên amidan. Không giống viêm amidan đơn thuần, sưng họng có xu hướng nổi trội, đau một bên thành họng, nên khi mắc bệnh người ta hay nghiêng đầu sang một bên để giảm đau. Sưng họng xảy ra với tỷ lệ 1/3.000 người mỗi năm và phổ biến nhất là ở nhóm trẻ nhỏ.

Chẩn đoán và chữa trị bệnh

Mở miệng và nói “A”, bác sĩ có thể nhìn thấy amidan ở mặt sau cổ họng, có dấu hiệu viêm đỏ. Như đã đề cập, bệnh này do virus hoặc vi khuẩn, nhất là virus Epstein-Barr có thể xuất hiện những đốm đỏ nhỏ trên vòm miệng. Vi khuẩn có thể để lại một lớp màng mỏng màu trắng trên amidan và có thể bóc đi một cách dễ dàng. Trường hợp không có triệu chứng, bác sĩ có thể dùng tăm bông đưa vào cổ họng để lấy bệnh phẩm và xét nghiệm để phát hiện những tác nhân gây bệnh, hoặc xét nghiệm bằng thủ thuật kính phết với kết quả trong vài phút hoặc vài giờ. Phát hiện ra liên cầu khuẩn nhóm A trên amidan đôi khi không chứng minh được nguyên nhân gây bệnh. Bởi thực tế ở nhiều người, loại khuẩn này không hề phát bệnh, mà lại do virus. Trong trường hợp này, nên xét nghiệm máu để chẩn đoán thủ phạm gây bệnh.

Nếu trẻ bị viêm amidan, bạn nên cho bé nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm các triệu chứng. Nếu bị nhiễm virus thì cần tránh acetylsalicylic acid (ASA), vì có thể dẫn đến hội chứng Reye, một dạng bệnh rất nguy hiểm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, nhất là não và gan. Trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh. Những bệnh nhân có 3 trong 4 đặc tính sau đây thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh: sốt, chảy dịch từ amidan, không ho và các hạch bạch huyết mềm. Một số trẻ bị nhiễm trùng mãn tính hoặc định kỳ, nhất là tái phát viêm amiđan, gia đình có thể tự kiểm tra. Nếu không có triệu chứng mang liên cầu khuẩn nhóm A thì có thể dùng kháng sinh để các thành viên khác không bị lây nhiễm và bảo vệ trẻ không bị tái phát. Khi dùng kháng sinh không đỡ, việc cắt amidan là cần thiết và cũng giúp giảm viêm họng ở trẻ.

Theo: meonuoicon.com

Tags : Tăm bông
Bình luận đánh giá: Tất tần tật những điều cần biết về viêm amidan ở trẻ nhỏ
Bình luận đánh giá sản phẩm
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
bình luận
Xem bình luận có đánh giá
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
Về Shop Trẻ Thơ
ShopTreTho.com.vn kinh doanh theo mô hình website trực tuyến kết hợp với hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ tại các thành phố lớn trên toàn quốc. Với phương châm "phục phụ khách hàng bằng cả trái tim" Shop Trẻ Thơ luôn lấy khách hàng làm trung tâm cho mọi hoạt động để tạo ra nhiều giá trị cộng đồng
Hơn 15.000 sản phẩm
500 thương hiệu nổi tiếng
Hỗ trợ 24/7 miễn phí cuộc gọi
Miễn phí vận chuyển
Giao hàng tận nhà