Tất tần tật những điều mẹ cần biết về giấc ngủ của trẻ, bỏ qua là tiếc lắm nha!
17/03/2017 (41969 lượt xem)
Trẻ ngủ như thế nào mới được coi là ngủ đủ giấc? Trẻ ngủ nhiều có nên đánh thức dậy... là một trong những câu hỏi về giấc ngủ của trẻ mà mẹ nào cũng quan tâm. Cùng tìm hiểu ba mẹ nhé.
1. Giấc ngủ của trẻ theo từng độ tuổi
Ở mỗi độ tuổi khác nhau, nhu cầu và thời gian ngủ của trẻ hoàn toàn khác nhau. Ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Theo đó:
- Bé mới sinh - 1 tháng tuổi: 14 - 18 giờ/ngày. Bé có thể sẽ có những giấc ngủ ngắn từ 30 phút - 4 giờ.
- Trẻ từ 2 - 6 tháng tuổi: 14 - 16 giờ/ngày và có nhiều giấc ngủ ngắn hơn sau 3 tháng. Với trẻ bú mẹ, trẻ có thể sẽ đòi bú đêm và bú khi ngủ.
- Trẻ từ 6 -11 tháng: 11 - 14 giờ/ngày. Trẻ có 2 giấc ngủ ngắn trong ngày, mỗi lần khoảng 30 phút - 2 giờ.
- Trẻ từ 1 - 3 tuổi: 11 - 13 giờ/ngày. Theo đó, thời gian này trẻ sẽ có giấc ngủ ngắn vào ban ngày khoảng 1.5 - 3 giờ.
(ảnh minh họa)
2. Bé thường khó chịu khi đi ngủ có đáng lo?
Đây là băn khoăn của rất nhiều bà mẹ có con vào độ tuổi này. Nguyên nhân do giấc ngủ đang bị ảnh hưởng bởi sự phát triển nhanh của não bộ trong giai đoạn này. Một số bé khá dễ ngủ, nhưng một số bé lại khó ngủ.
Bé cũng dễ thay đổi tâm lý, có bé lầm lì ít nói, bé thì huyên thuyên nói không ngừng. Do đó, cha me không cần quá lo lắng nếu trẻ tỏ ra khó chịu khi đi ngủ.
(Ảnh minh họa)
3. Thời gian ngủ của bé không đúng với "chuẩn" giấc ngủ có đáng lo không?
Ở mỗi trẻ khác nhau sẽ có nhu cầu phát triển thể chất, tinh thần khác nhau. Giấc ngủ "chuẩn" do các chuyên gia đưa ra không hoàn toàn phù hợp với 100% trẻ, một số trẻ sẽ nằm ngoài bảng giấc ngủ dành cho trẻ. Và sẽ không có vấn đề gì nếu bé không/vượt ít hơn 25 - 30% lượng hướng dẫn.
Ví dụ, nếu trẻ sơ sinh yêu cầu giấc ngủ từ 14 - 18 giờ/ngày, nhưng bé có thể chỉ ngủ 12 tiếng hoặc ngủ tới 20 tiếng thì hoàn toàn bình thường.
4. Trẻ ngủ nằm sấp có ảnh hưởng tới sức khỏe không?
Các chuyên gia y tế không khuyến khích trẻ nằm sấp khi ngủ. Tư thế ngủ an toàn và tốt nhất cho trẻ sơ sinh - 12 tháng tuổi là nằm ngửa, đặc biệt độ tuổi nghiêm ngặt cần phải nằm ngửa là từ 0 tháng - 6 tháng.
Khi trẻ lớn hơn 1 tuổi, trẻ sẽ phát triển một số kỹ năng vận động nằm sang trái, phải, sấp. Riêng với nằm sấp, nếu trẻ nằm vào ban ngày có thể chấp nhận được trong điều kiện cha mẹ cần chú ý tới trẻ nhiều hơn và không nên cho trẻ nằm vào ban đêm vì có thể gây đột tử.
Do đó, khi trẻ nằm sấp vào ban đêm cha mẹ cần điều chỉnh tư thế cho trẻ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
5. Có nên đánh thức trẻ dậy nếu con ngủ lâu?
(Ảnh minh họa)
Đối với trẻ ngủ quá lâu từ 2 tiếng trở lên thì cha mẹ nên đánh thức bé dậy để con bú/ăn. Đồng thời, nên cho trẻ dậy và ngủ đúng thời gian, đúng giấc để con phân biệt được ngày và đêm. Một số trẻ ngủ quá lâu vào ban ngày nhưng lại ngủ ít vào ban đêm và không phân biệt được đâu là ngày, đâu là đêm gây ảnh hưởng tới cuộc sống của cả mẹ lẫn trẻ.
Ngoài ra, với trẻ trên 4 tháng tuổi nếu bé ngủ quá lâu, có dấu hiệu mệt mỏi cần đánh thức bé dậy, kiểm tra thân nhiệt xem bé có gặp vấn đề gì về sức khỏe không.
6. Trẻ ngủ nhiều sẽ cao hơn?
Tuy nhiên, cần xem trẻ ngủ nhiều vào thời gian nào, vì không phải thời gian ngủ nào cũng giúp trẻ phát triển chiều cao. Theo các nhà khoa học, vào thời điểm 23 giờ vàng hàng đêm, lúc trẻ ngủ sâu nhất, homone tăng trưởng sẽ được phóng thích, trẻ phát triển chiều cao tốt hơn.
Ngược lại, nếu rôí loạn vào ban đêm không chỉ chậm lớn, quấy khóc mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
7. Tạo thói quen cho trẻ như thế nào?
Đối với trẻ trước 2 tuổi, cần tạo thói quen và môi trường ngủ yên tĩnh cho trẻ. Tuyệt đối không giới thiệu thiết bị điện tử cho trẻ trước 2 tuổi vì dễ gây nghiện.
Nên tạo thói quen đọc sách cho trẻ trước khi ngủ, hôn má tạm biệt và có thể tắt điện hoặc bật điện mờ nếu trẻ sợ bóng tối. Một số lời khuyên cho rằng, nên ngủ cùng trẻ trước 7 tuổi, số khác thì khuyên nên ngủ riêng khi trẻ 1 tuổi.
Tùy theo tính cách của từng trẻ mà mẹ có thể ngủ chung hoặc riêng. Tuy nhiên, dù ngủ chung hay riêng cũng cần tạo môi trường yên tĩnh để trẻ ngủ và ngủ đúng giờ.
Theo VietBao