Thăng trầm tập đoàn đồ chơi Lego
17/12/2012 (883 lượt xem)
Lego là một cái tên hàng đầu trong dòng sản phẩm đồ chơi nổi tiếng nhất trên thế giới. Tập đoàn đang đứng ở vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng với hơn 5000 nhân công lao động, đội ngũ thiết kế lên đến 150 người đến từ 18 quốc gia khác nhau và chi nhánh bán hàng có mặt tại hơn 130 quốc gia. Nhưng để có được vị thế như ngày hôm nay, Lego đã phải trải qua rất nhiều thăng trầm.
Tập đoàn đồ chơi hàng đầu thế giới từng nếm trải nhiều đắng cay để đến được đỉnh cao thành công.
Năm 1932, Ole Kirk Christiansen đã bắt đầu xây dựng sự nghiệp của mình dưới mô hình kinh doanh gia đình nhỏ. Công ty thời đó chuyên sản xuất các mặt hàng từ gỗ cụ thể là thang và đồ chơi.
Sau đó đến năm 1960, một tai nạn không mong muốn bất ngờ ấp đến, kho đồ chơi gỗ đã bị thiêu rụi hoàn toàn sau vụ cháy lớn.
Tuy nhiên không vì vậy mà Christiansen lại nản lòng ngừng việc kinh doanh của mình. Năm 1934, ông đã chính thức đặt tên cho công ty là Lego, ý nghĩa của cụm từ này được viết tắt theo tiếng Đan Mạch.
Lego là một cái tên hàng đầu trong dòng sản phẩm đồ chơi nổi tiếng nhất trên thế giới.
Đến năm 1951, hơn 50% sản lượng của công ty là những đồ chơi bằng nhựa. Thiết kế của Lego trong giai đoạn từ năm 1949 đến năm 1958 không có gì nối trội vẫn tuân thủ theo mô hình truyền thống.
Mãi cho đến năm 1960 - 1970 tập đoàn Lego mới bắt đầu tăng cường chiến dịch thay đổi thiết kế, tập trung áp dụng loại hình công nghệ cao, cụ thể là Lego Technic được tung ra thị trường năm 1977.
Sản phẩm điển hình phải kể đến dòng robot MindStorm là kết quả của việc hợp tác giữa Lego và Viện công nghệ Media Lab Massachusetts năm 1988. Mindstorms NXT được thiết kế thông qua bộ vi xử lí thông minh dựa trên 571 yếu tố Technic.
Được nhiều trẻ em yêu thích
Hãng cũng tập trung vào việc giới thiệu các sản phẩm theo chủ đề, cụ thể là Farm và Pirates. Tuy nhiên, tập đoàn chưa tạo được nhiều sản phẩm cuốn hút người tiêu dùng cho đến khi Star Wars và Winnie Pood được ra mắt năm 1999. Mặc dù hai dòng sản phẩm mới này mang lại doanh thu khá lớn nhưng việc cấp bản quyền không hề dễ dàng với Lego.
Lợi nhuận của Lego đạt đỉnh cao vào giữa thập niên 1990. Các sản phẩm chủ yếu được sản xuất dựa theo việc mô phỏng các nhân vật trong phim như DC Comics (bao gồm cả Batman), Bob the Builder, Thomas the Tank Engine và Nick Jr. Ngoài ra, tập đoàn còn phát triển thêm loại đồ chơi mới dành cho trẻ sơ sinh và trẻ đang tập đi, sản phẩm có tên Duplo.
Tuy nhiên, trước sự phát triển của công nghệ cao trong đời sống hiện đại, Lego không tránh khỏi việc cạnh tranh với các sản phẩm như máy nghe nhạc MP3 và các máy chơi game cầm tay.
Năm 1998, công ty đã báo cáo khoản lỗ trước thuế và có cuộc sa thải với quy mô lớn đầu tiên của mình vào năm 1999. Năm 2000, hãng đã mất khoảng 1 tỷ Curon Đan Mạch (tương đương với 120 triệu đô la Mĩ ). Hơn nữa, thời hạn cấp phép cho bằng sáng chế của Tập đoàn Lego đã hết. Do đó, các đối thủ cạnh tranh như Mega Bloks đã có cơ hội vượt mặt với sự ra đời của dòng Friend nổi tiếng.
Tuy nhiên, không vì thế mà Tập đoàn Lego chịu nhường bước, hãng đã tập trung nỗ lực để khôi phục lợi nhuận thông qua việc bán Legoland Park cho tập đoàn giải trí Merlin vào năm 1995. Sau nhiều lần tái cơ cấu và tổ chức việc bán hàng, tập đoàn Lego báo cáo lợi nhuận thu về với con số đáng ngưỡng mộ năm 2005.
Bất kể sự thành công nào cũng phải trải qua một quá trình gian khổ. Lego là một minh chứng cho điều này.