Thực đơn ăn dặm không thể thiếu cho bé với đậu que
17/12/2015 (8196 lượt xem)
Đậu que là thực phẩm chứa nhiều Canxi một thành phần quan trọng trong việc phát triển chiều cao cho bé. Đậu que cũng chứa một số lượng ít các loại vitamin K, C, đặc biệt hàm lượng vitamin A và mangan có trọng đậu que cũng khá dồi dào. Đó là lý do vì sao mẹ không nên bỏ qua thực phẩm bổ dưỡng này khi chế biến món ăn dặm cho bé yêu.
Thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất
Đậu que là nguồn cung cấp dồi dào các loại Vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Vitamin A tốt cho mắt, vitamin C tăng cờng sức đề kháng giúp phòng phóng bệnh tật.
Hàm lượng dinh dưỡng trong đậu que nấu chín
VITAMIN
Vitamin A – 752 IU
Vitamin C – 12 mg
Niacin – 0,51 mg
Folate – 41 mcg
Pantothenic Acid – 0,06 mg
Vitamin K – 17 mg
Và một số lượng nhỏ các loại vitamin khác
KHOÁNG CHẤT
Kali - 170 mg
Sodium - 12 mg
Canxi - 66 mg
Photpho - 67 mg
Magnesium - 0,04 mg
Sắt - 1,9 mg
Ngoài những thành phần dinh dưỡng cơ bản nêu trên, đậu que còn chứa một số vitamin khác với lượng nhỏ hơn đồng thời cũng chứa một lượng nhỏ selen, mangan, đồng và kẽm.
Đậu que thích hợp cho bé ăn dặm từ 6-8 tháng tuổi
Sẽ gặp một chút khó khăn trong việc chế biến và nghiền nhuyễn, tuy nhiên đậu que là thực phẩm tốt cho sức khỏe của bé mà bạn nêncho bé ăn ngay từ những ngày đầu ăn dặm. Đậu que thường được khuyến cáo nên bổ sung cho trẻ từ khoảng 6-8 tháng tuổi. Điểm đặc biệt là, đậu que cũng nằm trong danh sách các loại thực phẩm gây phản ứng phụ hoặc dị ứng cho trẻ.
Cách chế biến đậu que cho bé ăn dặm
Với các bé từ 6-8 tháng tuổi, bạn có thể luộc chín đậu rồi xay nhuyễn trước khi cho bé thưởng thức. Cho đậu que vào nồi nước sôi (lượng nước vừa đủ) nấu khoảng 15 phút cho đậu mềm, cho đậu vào máy xay nhuyễn. Với các bé lớn hơn, đã có thể ăn bốc bạn có thể luộc đậu que chín mềm và cho bé ăn.
Và đừng quên theo dõi phản ứng của bé, để phát hiện và can thiệp kịp thời những dị ứng có thể xảy ra. Nếu có bất đề gì, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhi để được tư vấn.
Chọn đậu que cho bé ăn dặm
Bạn chỉ nên chọn quả trái đậu que xanh, tươi, non, không nên chọn những trái quà già, bị thâm hoặc bị dập. Có thể giữ được độ tươi của đậu que tối đa 5 ngày bằng cách cho đậu vào túi zipper và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Nếu chưa chế biến bạn không nên rửa hoặc cắt đậu que. Bởi đậu sẽ mất độ tươi và dưỡng chất nếu bị cắt, tỉa rồi bảo quản.
Kem bạc hà đậu que cho bé ăn dặm từ 6 – 8 tháng tuổi
thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-tuoi-voi-dau-que-01
Những món ăn dặm dành cho bé chế biến từ đậu que:
Kem bạc hà đậu que cho bé ăn dặm từ 6 – 8 tháng tuổi
Nguyên liệu:
200gr đậu que
1/4 chén sữa chua
2 lá bạc hà thái nhỏ
Cách làm:
Đậu que rửa sạch, cắt 2 đầu, tước chỉ bỏ, sau đó đem hấp hoặc luộc với dầu ô liu rồi đem nghiền nhuyễn. Lá bạc hà sau khi đã thái nhỏ, có thể cho nghiền chung với đậu que. Trộn hổn hợp lại với nhau cho bé dùng.
Đậu que xào ớt chuông cho bé ăn dặm từ 8 – 10 tháng tuổi
thuc-don-an-dam-cho-be-6-thang-tuoi-voi-dau-que-02
Đậu que xào ớt chuông cho bé ăn dặm từ 8 – 10 tháng tuổi
Nguyên liệu:
200gr đậu que xanh
1 ít ớt chuông màu đỏ Đà Lạt, thái thành lắt mỏng và dài
1 ít ớt Đà Lạt màu vàng bắt mắt, thái thành lát mỏng và dài
1 củ hành tây nhỏ, cắt đôi rồi thái lát mỏng
2 tép tỏi băm nhỏ
2 muỗng dầu ô liu
Cách làm:
Đậu que cắt 2 đầu, tước chỉ, rửa sạch. Bắt chảo lên bếp, cho ít dầu ô liu vào sau đó cho tỏi băm vào phi cho thơm, tiếp đến cho hổn hợp vào xào chung dưới ngon lửa nhỏ vừa, sau 8 -10 phút hổn hơp chín thì cho thêm ít tiêu xay vào cho thơm.
Đây là món dành cho bé ăn dặm từ 8 – 10 tháng tuổi. Với máu sắc bắt mắt, hương vị thơm ngon, dễ ăn chấc chắn món ăn sẽ hấp dẫn được bé.
Theo: mevacon.com.vn