Tính khí của trẻ có sắc thái gì?
27/04/2013 (369 lượt xem)
“Cha mẹ sinh con, trời sinh tính” – đó là câu nói cửa miệng của nhiều người. Co dù tính khí của trẻ như thế nào thì công việc của bạn vẫn khá rõ ràng: nhận biết và tôn trọng tính khí của trẻ; sau đó là điều chỉnh, hỗ trợ sự phát triển tính cách đó theo một xu hướng tốt.
Mỗi đứa trẻ đều có tính khí riêng, tính khí đó khiến trẻ cư xử theo một cách xác định. Ví dụ, một đứa trẻ có thể khóc và trốn đi khi nhìn thấy một con vật to lớn. Một đứa trẻ khác có thể tỏ ra quan tâm, thích thú. Đứa trẻ thứ 3 có thể không sợ hãi và cố gắng chơi cùng con vật đó ngay lập tức.
Tính khí của đứa trẻ thứ nhất được gọi là “thích nghi chậm”; của đứa trẻ thứ hai là “có thể thích nghi” và đứa trẻ thứ ba là “hăng hái”. Một số đứa trẻ có thể kết hợp cả 3 tính ký trên – đôi khi thấy xấu hổ, ngại ngùng nhưng đôi khi tỏ ra nhanh chóng hòa nhập, hăng hái. Hiểu biết tính của trẻ sẽ giúp bạn hiểu và giúp trẻ một cách tối đa và hiệu quả.
Tính khí của trẻ có những sắc thái nào?
Hiểu biết tính của trẻ sẽ giúp mẹ hiểu để biết cách nuôi dạy trẻ tốt hơn.
Một số trẻ thường xấu hổ khi tiếp xúc với người lạ. Chúng không thích nghi để có thể thay đổi nhanh chóng. Lúc đó, hãy để trẻ giữ vai trò lãnh đạo trong những hoàn cảnh mới, khuyến khích người lạ không nhìn thẳng vào mặt trẻ và duy trì ánh mắt. Tránh những cơn bột phát bởi sẽ làm trẻ sợ hãi, hãy giới thiệu người mới với trẻ một cách chậm rãi, từ từ.
Một số trẻ tỏ ra thoải mái và bình tĩnh. Chúng hào hứng khám phá những địa điểm và những điều mới lạ, chúng nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi, thường tự trấn an, làm dịu bản thân trong một số trường hợp gặp áp lực. Những đứa trẻ này thường ăn uống khỏe mạnh và ngủ sâu giấc.
Trong khi đó, kiên quyết, rắn rỏi là tính khí của một số trẻ em. Chúng phản ứng mạnh mẽ đối với những sự kiện và tình huống mới. Chúng cần một thói quen thường xuyên cho việc ăn, ngủ và vui chơi.
Cho dù tính khí của trẻ như thế nào thì công việc của bạn khá rõ ràng: nhận biết và tôn trọng tính khí của trẻ; sau đó hỗ trợ sự phát triển, tự tin vào khả năng của trẻ.