Trẻ thấp còi, nỗi lo của bao gia đình

Lan Hương , 17/01/2015 (802 lượt xem)

Năm 2011, tỷ lệ trẻ em thấp còi trên thể giới là 26%, tương đương với khoảng 165 triệu trẻ em năm. Trẻ em thấp còi là nỗi lo thường trực của các ông bố bà mẹ. Vậy làm thế nào để giảm được tình trạng này ở trẻ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có các biện pháp phòng chống bệnh thấp còi ở con em mình.

Trẻ thấp còi, nỗi lo của bao gia đình

Thấp còi là hệ quả của sự thiếu hụt dinh dưỡng trong thời gian 1.000 ngày (3 năm) đầu tiên của một đứa trẻ hoặc từ khi mang thai cho đến khoảng 2 tuổi. Trẻ thấp còi có chiều cao thấp, hệ miễn dịch suy yếu, giảm khả năng nhận thức và tăng nguy cơ béo phì, áp huyết cao. Các nghiên cứu cũng đã tìm thấy trẻ thấp còi có mức sống thấp hơn trung bình. Một số trường hợp thấp còi trong thời kỳ mang thai khi người mẹ không nuôi dưỡng đúng cách. Người phụ nữ đã gầy yếu, thiếu cân, hoặc không đủ cân trong thời kỳ mang thai mà không duy trì một lượng thích hợp các chất dinh dưỡng có nhiều khả năng sinh con bị hạn chế phát triển. Suy dinh dưỡng xảy sau khi sinh là hệ quả của chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, tỷ lệ lây nhiễm cao, tất cả đều góp phần thiếu hoặc nhiều vi chất như sắt, kẽm, vitamin A, C, D.

Các yếu tố môi trường như vệ sinh kém góp phần làm cho trẻ bị còi cọc. Trẻ sống trong các môi trường thiếu vệ sinh có nguy cơ tiếp xúc với vi trùng và ký sinh trùng đường ruột, làm gián đoạn khả năng hấp thu dưỡng chất và làm suy yếu hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch suy giảm làm cho trẻ dễ bị nhiễm bệnh và tái phát bệnh. Trên thực tế, trẻ thấp còi có nguy cơ tử vong do tiêu chảy gấp 5 lần so với trẻ bình thường.

tre-thap-coi-noi-lo-cua-bao-gia-dinh

Hầu hết các bé tăng gấp đôi trọng lượng chỉ sau 4 tháng khi ra đời và tăng gấp ba lần trọng lượng đó khi bé được 1 tuổi. Những bé phát triển chậm sẽ không thể đáp ứng được những con số này

Nguyên nhân

Yếu tố xã hội: Trong một số trường hợp, các bác sĩ không thể xác định được rõ nguyên nhân nhưng đa số là do các bà mẹ thiếu hiểu biết, bổ sung dinh dưỡng trong thai kỳ kém.

Ví dụ, trong quá trình mang thai và cho con bú, nhiều bà mẹ đã thực hiện chế độ ăn kiêng, dung nạp ít lượng calorie, con không thể nhận được chất béo đủ. Hoặc cha mẹ không quan tâm đến con, bỏ bê con, cuộc sống nghèo đói khiến dinh dưỡng trong con bị ảnh hưởng, còi xương, chậm lớn.

Liên quan tới bệnh tiêu hóa: Chúng bao gồm bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), tiêu chảy mãn tính, xơ nang, bệnh gan mãn tính và bệnh loét bao tử…

Bị GERD, thực quản của bé có thể bị kích thích, bé bị đau và không thể ăn được. Tiêu chảy kéo dài sẽ khiến các chất dinh dưỡng và năng lượng cơ thể bị hao tổn.

Nếu bị xơ nang, bệnh gan mãn tính, trẻ không thể hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng dù ăn rất nhiều.

tre-thap-coi-noi-lo-cua-bao-gia-dinh

Khi bé bị bệnh mãn tính: Một đứa trẻ có vấn đề như sinh non, sứt môi hoặc viêm vòm miệng, bé khó có thể ăn và hấp thụ dinh dưỡng như một bé hoàn toàn khỏe mạnh khác. Trong trường hợp này bé ăn ít sẽ càng yếu đi và ảnh hưởng tới sự phát triển của tim mạch, nội tiết tố và dễ bị rối loạn hô hấp.

Bé không thể dung nạp đạm sữa: Điều này có thể gây khó khăn với việc bé hấp thụ các chất dinh dưỡng. Việc không dung nạp được đạm sữa sẽ khiến bé phải ăn kiêng, thực đơn ăn kiêng bao giờ cũng khiến sức khỏe của trẻ không được phát triển toàn diện được.

Nhiễm trùng: nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lao,… sẽ khiến lượng dinh dưỡng trong cơ thể trẻ giảm đi nhanh chóng, mất đi cảm giác thèm ăn, ngon miệng.

Rối loạn tiêu hóa: quá trình này sẽ khiến bé kém ăn, lười ăn vì đau bụng, nôn mửa. Hiện tượng này khiến cơ thể bị hạn chế khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.

Điều trị

Trẻ em chậm lớn cần sự giúp đỡ của cha mẹ và bác sĩ. Nếu trong 2 tháng liên tiếp con có dấu hiệu biếng ăn, chậm tăng cân, bạn cần đưa con tới bệnh viện. Các chuyên gia dinh dưỡng sẽ đánh giá nhu cầu ăn uống của trẻ.

Trong trường hợp thiếu dinh dưỡng, trẻ sẽ được điều trị thường xuyên tại nhà với sự theo dõi thăm khám của bác sĩ. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên sử dụng thực phẩm gì, ăn lượng bao nhiêu cho bé là hợp lý.

Di truyền cũng đóng một vai trò lớn trong việc tăng cân, vì vậy nếu bạn và chồng của bạn thấp bé nhẹ cân, bé nhà bạn có thể sẽ nằm trong diện thấp bé.

tre-thap-coi-noi-lo-cua-bao-gia-dinh

Ngày nay, toàn cầu đang có những nỗ lực để chống suy dinh dưỡng. Điển hình là phong trào tăng cường dinh dưỡng (SUN), tập hợp được hơn 100 tổ chức và 30 chính phủ làm giảm suy dinh dưỡng thông qua các chiến dịch giáo dục, mở rộng các chương trình dinh dưỡng, cải thiện sản xuất lượng thực và mở rộng tiếp cận thức ăn dinh dưỡng

Điều đáng mừng là suy dinh dưỡng thể thấp còi và ảnh hưởng của nó có thể ngăn chặn được nếu được chính phủ đầu tư, có thông tin chính xác về nhu cầu dinh dưỡng đối của bà mẹ, nuôi dưỡng và vệ sinh trong gia đình, chăm sóc trẻ tốt và đầy đủ. Senegal đã có kinh nghiệm trong việc giảm tỷ lệ thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi sau khi phát động một chương trình quy mô lớn và dựa vào cộng đồng bao gồm mở rộng và cải thiện các dịch vụ xã hội có liên quan cũng như hợp tác với khu vực tư nhân tăng cường thức ăn có vi chất dinh dưỡng. Sự hợp tác giữa các chính phủ, các nhà tài trợ, các đối tác và các tổ chức quốc tế cần thận trọng dựa trên các bài học kinh nghiệm nhằm tăng cường và mở rộng các chương trình dinh dưỡng để trẻ em có một cuộc sống khỏe mạnh và hữu ích.

Bình luận đánh giá: Trẻ thấp còi, nỗi lo của bao gia đình...
Bình luận đánh giá sản phẩm
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
bình luận
Xem bình luận có đánh giá
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
Về Shop Trẻ Thơ
ShopTreTho.com.vn kinh doanh theo mô hình website trực tuyến kết hợp với hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ tại các thành phố lớn trên toàn quốc. Với phương châm "phục phụ khách hàng bằng cả trái tim" Shop Trẻ Thơ luôn lấy khách hàng làm trung tâm cho mọi hoạt động để tạo ra nhiều giá trị cộng đồng
Hơn 15.000 sản phẩm
500 thương hiệu nổi tiếng
Hỗ trợ 24/7 miễn phí cuộc gọi
Miễn phí vận chuyển
Giao hàng tận nhà