Viêm âm đạo, âm hộ trẻ em lúc nào cần dùng thuốc?

Đồ sơ sinh , 28/09/2012 (595 lượt xem)

Trước tuổi dậy thì, bé gái có thể bị các bệnh này. Bản thân trẻ không biết, phụ huynh có khi biết nhưng ngại đưa trẻ đi khám nên đã tự mua thuốc về dùng tại nhà...

Viêm âm đạo, âm hộ trẻ em lúc nào cần dùng thuốc?

 

Trẻ chưa có lông mu, hai môi nhỏ chưa phát triển, trực tràng nằm gần âm đạo... nghĩa là không có “rào cản” như người lớn nên vi khuẩn, virut, nấm, ký sinh trùng dễ xâm nhập. Người lớn có lượng estrogen đầy đủ sẽ tạo ra lượng glycogen dồi dào, làm cho vi khuẩn lactobacillus phát triển, tiết ra acid lactic giữ cho môi trường âm đạo có tính acid (pH=3,5-4,5) nên vi khuẩn có lợi phát triển, vi khuẩn có hại bị hạn chế. Bé gái trước tuổi dậy thì không có lượng estrogen đầy đủ như vậy nên môi trường âm đạo nghiêng về phía trung tính, các tác nhân có hại trên một khi đã xâm nhập thì có điều kiện sinh sôi nảy nở. Vì thế bé gái trước tuổi dậy thì có thể bị:

Viêm âm hộ âm đạo không đặc hiệu:

 Không phải do nhiễm khuẩn mà do niêm mạc mỏng và teo nên  các hóa chất, chất thơm, chất tạo bọt... (có trong các loại xà phòng tắm, nước hoa, kem bôi), hơi ẩm (có ở áo quần ướt, không lau bộ phận sinh dục sau khi tắm), sự cọ xát (quần dày, quá bó sát) gây kích ứng, viêm...

 Trường hợp này không dùng thuốc, chỉ cần giữ vệ sinh sạch sẽ.  Chọn xà phòng tắm, nước hoa, kem bôi đúng loại dùng cho trẻ (hàm lượng các chất tạo hương, tạo bọt thấp), giữ cho thân thể (trong đó có âm hộ) không bị ẩm ướt, sau khi tắm lau khô âm hộ bằng vải mềm.

Viêm âm hộ âm đạo đặc hiệu:

 Do môi trường âm đạo như nói trên nên bị nhiễm các tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, nấm, virut,  ký sinh trùng). Cũng có khi không do các tác nhân mà do bệnh vẩy nến, viêm da tiết bã (hiếm gặp hơn). Cần giữ vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn (do môi trường thuận lợi). Đồng thời, cần dùng các thuốc thích hợp cho từng tác nhân gây bệnh cụ thể.

 Có hai điều cần lưu ý:

+ Bé gái chưa sinh hoạt tình dục nên ít khi nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như người lớn trừ các loại có đường lây qua tiếp xúc (do sinh hoạt với mẹ). Trong khi đó, bé gái lại dễ nhiễm các loại tạp khuẩn khác có nguồn gốc từ phân như nhiễm nấm candida, giun kim, trùng roi... do vệ sinh không đúng cách (khi đại tiện, lẽ ra phải lau từ trên xuống dưới từ trước ra sau thì làm ngược lại). Nếu nhiễm giun kim thì phải tẩy giun đồng thời làm vệ sinh bộ phận sinh dục để loại bỏ giun kim.

 + Có thuốc không nên dùng cho trẻ: Khi nhiễm nấm candida người lớn  có thể dùng một liều duy nhất fluconazol 150mg (bd: diflucan) rất tốt, nhưng với trẻ  em biệt dược này có hàm lượng quá cao so với cân nặng, trẻ không chịu đựng nổi, mặt khác sự bài tiết của trẻ yếu, với liều cao như vậy, thuốc sẽ có nồng độ trong máu cao dễ gây độc. Thuốc bôi clotrimazol gây phát ban, kích thích, có cảm giác như châm chích, nóng rát âm đạo, ngứa, gây co rút bụng, tức bụng, đi tiểu nhiều song người lớn có thể chịu đựng được nhưng bé gái vì niêm mạc mỏng, khó chịu đựng được nên không thể dùng. 

Hơn 80% trường hợp viêm âm đạo, âm hộ ở trẻ em thuộc dạng không đặc hiệu, không cần dùng thuốc chỉ giữ vệ sinh là được. Số còn lại thuộc dạng đặc hiệu cần dùng thuốc. Tuy nhiên cả hai dạng viêm trên đều có biểu hiện ngứa, rát, đau, thay đổi dịch tiết âm đạo, cần khám chuyên khoa để phân biệt... Không tự ý mua thuốc chữa dễ bị lạm dụng thuốc hoặc dùng không đúng thuốc

Bình luận đánh giá: Viêm âm đạo, âm hộ trẻ em lúc nào cần dùng thuốc?
Bình luận đánh giá sản phẩm
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
bình luận
Xem bình luận có đánh giá
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
Về Shop Trẻ Thơ
ShopTreTho.com.vn kinh doanh theo mô hình website trực tuyến kết hợp với hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ tại các thành phố lớn trên toàn quốc. Với phương châm "phục phụ khách hàng bằng cả trái tim" Shop Trẻ Thơ luôn lấy khách hàng làm trung tâm cho mọi hoạt động để tạo ra nhiều giá trị cộng đồng
Hơn 15.000 sản phẩm
500 thương hiệu nổi tiếng
Hỗ trợ 24/7 miễn phí cuộc gọi
Miễn phí vận chuyển
Giao hàng tận nhà