Vợ chồng đến với nhau là duyên, con cái đến với cha mẹ là cái nợ
16/11/2016 (13124 lượt xem)
Phật có dạy rằng, không phải tự nhiên mà người ta gặp và đến được với nhau, chung sống và sinhh con đẻ cái, tất thảy đều là duyên nợ cả.
Trong kinh Phật có dạy: người đàn ông và phụ nữ làm gì ở thế giới này là do nhân duyên đưas đến. Hai người không có duyên thì sẽ không thể đến được với nhau, không có nợ thì cũng sẽ không đến cùng với nhau. Làm phụ nữ, hầu hết đều có phần oán trách chồng mình, trường hợp không oán hận chồng chút nào rất ít. Người đàn ông có thể nói: Vợ tôi trách tôi, tôi thậm chí còn không biết điều đó. Thông thường, khi yêu càng nhiều thì hận sẽ càng nhiều.
Đó chính là duyên nợ của vợ chồng. Theo Phật giáo giảng, để có thể trở thành vợ chồng ở kiếp này của nhau, cả hai đều phải có duyên tiền định từ kiếp trước, tức là có mối quan hệ nhân duyên từ các đời trước trong sự tái sinh luân hồi của mỗi con người.s
Duyên nợ vợ chồng kiếp này có được nhờ mối quan hệ nhân quả từ các đời trước mang đến
Trong đạo Phật thì các kiếp trước và kiếp này là một chuỗi thời gian liên hệ với nhau, đó là sự hoán đổi liên tục từ cảnh giới này sang cảnh giới khác đi kèm với tạo đức và tạo nghiệp của mỗi người. Điều này được giải thích từ việc con người ta sinh ra ai cũng mang theo một lượng đức và nghiệp riêng, lượng đức và nghiệp này được tích lại do những hành động của mỗi người từ đời trước.
Nếu lượng đức của bạn lớn và lượng nghiệp của bạn ít thì đời này bạn có thể có một cuộc sống an nhàn, hạnh phúc và ngược lại, nếu đức của bạn ít và lượng nghiệp nhiều thì bạn sẽ gặp khó khăn, khó khăn đến từ công việc, đến sức khỏe hay từ mối quan hệ tình cảm giữa vợ chồng, con cái và các mối quan hệ khác ngoài xã hội.
Nếu vợ chồng bạn sống bình yên bên nhau, hẳn là các kiếp trước hai bạn có 1 thiện duyên với nhau, người này đã làm những việc tốt cho người kia và ngược lại. Nếu vợ chồng bạn đời này thường xuyên xung đột, cãi vã với nhau, người chồng hay lấn át, bắt nạt vợ hoặc ngược lại, thì đó là do trong kiếp trước một trong hai bạn đã gây ác duyên với người còn lại, và kiếp này phải trả.
Nói đến duyên vợ chồng, Phật có nói: "Kiếp trước 500 lần ngoái đầu nhìn lại, kiếp này mới có một lần gặp thoáng qua mà thôi"...
Tương tự như thế, con cái đến với cha mẹ cũng là cái duyên nợ.
“Có thể người vợ ở kiếp này là người bạn đã chôn kiếp trước, tới trả nợ cho bạn. Đứa con trai ở kiếp này chính là chủ nợ của bạn ở kiếp trước, để đòi món nợ bạn chưa trả hết. Đứa con gái ở kiếp này là người tình ở kiếp trước, tới vì tình cảm chưa được dứt bỏ. Người tình kiếp này, là vợ chồng của kiếp bạn trước tới nối tiếp phần duyên phận chưa dứt. Hồng nhan tri kỷ của bạn của kiếp này là anh em của kiếp trước tới chia sẻ những tâm sự chưa nói hết với nhau. Người giàu có kiếp này là người hay làm thiện kiếp trước, tới nhận phần công đức đã phát ra từ kiếp trước….. Đây không phải là mê tín mà là nhân quả luân hồi, là số kiếp con người. Phật nói rằng nếu không nợ nhau thì làm sao gặp gỡ”.
Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này có 4 loại nghiệp duyên: 1 là để báo ơn; 2 là đến để đòi nợ; 3 là để trả nợ; 4 là đến để báo oán. Ơn oán nghiệp lực còn phụ thuộc vào cả kiếp trước và cả những việc làm của cha mẹ ở kiếp này.
Có nhiều gia đình, bố mẹ ngay thẳng, thật thà những lại sinh con ra lại nghịch ngợm "rạch giời rơi xuống". Hay những gia đình bố mẹ giàu có lại sinh ra những đứa con nghịch tử - phá gia chi tử, ăn chơi phát phách, có khi còn vướng vòng lao lý. Tất cả đều có thể lý giải ở hai chữ nhân quả, tiền buôn bán kiếm được có thể làm từ tiền bất chính, nên bằng cách này hay cách khác cũng sẽ đội nón ra đi ,của thiên sẽ lại trả địa . Con cái chỉ là người dùng duyên nghiệp đó mà trả nghiệp cho bố mẹ mà thôi.