14 điều thú vị về em bé chưa sinh
03/12/2012 (434 lượt xem)
Có rất nhiều những sự ngạc nhiên thú vị về thai nhi từ lúc tượng hình trong bụng mẹ cho đến khi bé chào đời mà bạn chưa biết đến. Dưới đây là 14 điều mà bạn có thể hình dung về bé yêu của mình những tháng ngày còn trong “trứng nước”.
Tuần thứ 24 sẽ là một mốc quan trọng trong thời kỳ mang thai.
1. Chỉ cần một tinh trùng được kết hợp với trứng của người phụ nữ là có thể thụ thai, nhưng đôi khi tử cung của bạn tiếp xúc với hơn 100.000 – 200.000 tinh binh mà khả năng thụ thai lại có thể rất thấp hoặc không thành công.
2. Trái tim của bé sẽ bắt đầu có nhịp đập chỉ 22 ngày sau khi thụ thai, khi đó kích cỡ của tim chỉ bằng một hạt giống cây anh túc. Và tốc độ đỉnh cao là 157 nhịp mỗi phút ở đoạn cuối thai kỳ.
3. Vào tuần thứ 6, kích thước của bé chỉ bằng một quả cật heo, đã hình thành khuôn mặt, đầu và bộ phận sinh dục.
4. Từ tuần 9-12, những sợi tóc đầu tiên nhú ra, rồi lông mày và lớp lông tơ mịn bao phủ toàn bộ cơ thể.
5. Tất cả các cơ quan lớn hơn sẽ được hình thành và đầy đủ chức năng ở tuần thứ 13, mặc dù lúc này bé vẫn không lớn hơn nắm tay của bạn.
6. 18 tuần… là khoảng thời gian để bạn cảm nhận rõ bất kỳ các chuyển động của thai nhi đều nhanh hơn. Những lần mang thai kế tiếp giúp bạn cảm nhận điều này sớm hơn.
7. Khoảng 35% lượng máu trong cơ thể của bạn sẽ được bơm trực tiếp thông qua nhau thai đến bé (500ml một phút).
8.Ở tuần thứ 17, dấu vân tay được hình thành.
9. Siêu âm thai nhi 20 tuần tuổi, bạn sẽ thấy hình hài của một đứa bé đầy đủ. Thân và các chi của bé từ đây sẽ phát triển chậm lại nhưng nó sẽ bắt đầu duỗi ra nhanh chóng để chuẩn bị lọt lòng. Bé cũng uống và bài tiết qua nước ối của bạn.
10. Tuần thứ 24 sẽ là một mốc quan trọng trong thời kỳ mang thai. Vào thời điểm này, thai nhi trong bụng mẹ được coi là đã có thể sống sót. Nói cách khác là nếu nó được sinh ra lúc này thì xác xuất sinh tồn sẽ là 39%. Lúc này tai bé có cấu tạo hoàn chỉnh, có thể nghe được tiếng ồn bên trong tử cung lẫn bên ngoài, vì thế bé nghe được cả tiếng dỗ dành và nựng nịu của cha mẹ.
11. Đôi mắt bé sẽ mở ra lần đầu tiên ở tuần thứ 26 – 27, tuy nhiên không có gì để nhìn ngắm hay “khám phá” ở trong “căn phòng tăm tối” là bụng mẹ cả. Thêm vào đó nó đã có thể phân biệt được ánh sáng và bóng tối mặc dù cho đến khi sinh ra, nó chỉ có thể thấy được các vật thể cách mắt chừng 15 cm.
12. Từ 32 tuần trở đi, bé đã có thể cảm nhận được bằng xúc giác, thậm chí bé có thể thấy đau.
13. Khi được 40 tuần tuổi, nhau thai của bạn sẽ bằng cỡ một cái đĩa dẹp dày khoảng 2-3 cm nặng chừng 650 gram và được coi là cơ quan phụ bên ngoài thai nhi.
14. Và điều thú vị cuối cùng là dù đã tính toán kỹ ngày dự sinh nhưng chỉ có khoảng 5% số thai nhi là ra đời đúng với lịch trình sinh học mà thôi.