29 -32 tuần : Dễ mất cân bằng cơ thể
02/02/2010 (471 lượt xem)
Bạn dễ bị táo bón vì nhu động ruột giảm do nội tiết tố Progesterone lưu hành tự do trong cơ thể bạn trong thai kỳ và đại tràng bị tử cung chèn ép. Lượng sắt bổ sung thêm từ viên thuốc bổ thai có thể làm cho táo bón nặng thêm.
Các phụ nữ ít vận động cũng có nguy cơ cao bị táo bón. Tránh uống thuốc xổ vì sẽ làm cho ruột càng ì ra, không nhu động và sẽ bị táo bón nhiều hơn. Nên ăn trái cây, rau tươi, các loại ngũ cốc, uống nước chanh và tập thể dục nhẹ nhàng buổi sáng.
Hậu môn của bạn thường bị ngứa, đau và chảy máu khi đi tiêu. Nên cố gắng tránh bị táo bón, nên làm vệ sinh sạch sẽ nhất là vài tuần trước khi sinh.
Vì tử cung phát triển lớn hơn, bạn dễ bị mất thăng bằng và bạn cũng cảm thấy vụng về, lóng ngóng.
Bạn có thể bị tình trạng thiếu máu trong lúc mang thai nên dễ cảm thấy choáng váng, đứng không vững, muốn ngâÌt. Cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng. Đừng đứng yên quá lâu, nếu đột nhiên bạn cảm thấy mệt hãy ngồi xuống hoặc nằm nghỉ và để đầu giữa hai cái gối êm cho đến khi thấy khỏe hơn. Bạn không nên thay đổi tư thế đột ngột vì dễ bị choáng. Nên từ từ đứng dậy khi đang nằm trong bồn tắm nước ấm hoặc khi đang ngồi hay nằm. Nếu đang nằm ngửa, trước khi đứng dậy baÌ£n hãy xoay người sang một phía. Nên đi khám, xét nghiệm kiểm tra máu.
Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đang tăng lên, bạn sẽ cần có nhiều protein, vitamin C, acid folic và muối khoáng (đặc biệt là canxi).
Ảnh: Corbis
Nếu bạn ăn uống đầy đủ sẽ có một sự tích lũy chất đạm, quan trọng nhất là sau tuần lễ thứ 29. Sự tích lũy này giuÌp cho sự tăng trưởng của thai, tử cung và vú. Nguồn chất đạm có thể là trứng, cá, thịt, sữa hay đậu nành.
Lúc này, trọng lượng cơ thể tăng nhanh.
Bạn có thể bị quấy rối khi ngủ vì thai nhi tống đạp và cuộn mình làm bạn thức giấc. Hãy tự an ủi, tất cả những cử động này là dấu hiệu cho biết rằng thai nhi hoạt động và khỏe mạnh.
Từ tuần thứ 31 trở đi bạn có thể chú ý thấy các cơ tử cung căng lên hơn. Đó là những cơn gò Braxton- Hicks để chuẩn bị cho chuyển dạ. Bạn sẽ thường xuyên cảm thấy chúng hơn vào những tháng cuối của thai kỳ.
Đặt tay lên bụng, bạn sẽ nhâÌ£n được thai cử động và thậm chí có thể cảm nhận hình dáng bàn chân và mông của thai nhi khi chòi đạp, trở mình.
Tử cung đang đội lên trên gần cơ hoành và đặt áp lực lên bụng nên bạn có thể bị chứng ợ nóng thường xuyên hơn và cảm giác thở hơi ngắn lại (thở nông và nhanh hơn).
Nếu tử cung của bạn quá to như trong trường hợp thai to, đa thai, đa ối bạn thường có khó thở, thở nhanh. Bạn nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Hãy thử ngồi chồm hổm nếu quanh bạn không có ghế. Khi cảm thấy khó thở, buổi tối lúc đi ngủ bạn nên kê thêm môÌ£t cái gối. Nếu chứng khó thở này trở nên nghiêm trọng hoặc xuất hiện đột ngột kèm theo đau ngực bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.