3 tháng đầu mang thai và tất tần tật những điều mẹ cần biết
28/11/2018 (1619 lượt xem)
Hơn 9 tháng của thai kỳ, 3 tháng đầu mang thai luôn được xem là giai đoạn khó khăn nhất vì khoảng thời gian này mẹ bầu có nguy cơ bị sảy thai rất cao, phải đối mặt với những cơn ốm nghén khó chịu. Đây cũng được xem là một mốc cực kỳ quan trọng trong cả quá trình mang thai vì giai đoạn này có thuận lợi thì về sau mẹ và bé sinh ra mới có thể khoẻ mạnh và phát triển toàn diện được.
Tuy nhiên, đối với chị em lần đầu mang thai thì có lẽ không phải ai cũng nắm rõ kiến thức khi thai nhi 3 tháng đầu và bản thân mình cũng thế. Dưới đây là tất cả những điều mình đã đúc kết lại sau tam cá nguyệt đầu tiên, mong rằng phần nào có thể giúp các mẹ thuận lợi bước sang tháng thứ tư một cách nhẹ nhàng nhất.
1. Lịch siêu âm định kỳ 3 tháng đầu mang thai
Khi đã kiểm tra tại nhà với que thử thai và có các dấu mang thai sớm, việc cần làm trước tiên là các mẹ nên đi khám thai, để biết chắc chắn số tuổi thai, tình trạng sức khỏe cả mẹ và thai nhi, từ đó có kế hoạch chăm sóc thai kỳ hiệu quả.
Que thử thai báo 2 vạch là dấu hiệu có thai
Ngoài ra, các chị em có thể hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ sinh hoạt, thực đơn cho bà bầu, các loại thuốc bổ trợ để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh nhất.
Mốc thời gian quan trọng trong 3 tháng đầu mang thai:
8 tuần: Nếu thai phát triển bình thường thì lúc này đã có thể nghe được tim thai thông qua siêu âm ở tuần thứ 7-8 thai kỳ. Thời điểm này các mẹ cần đi siêu âm để đảm bảo bé yêu đã vào đúng tử cung và nghe tim thai nhé.
Xem thêm: Những điều cần biết về tim thai
11-12 tuần: Đây là thời điểm duy nhất có thể đo độ mờ da gáy nhằm dự đoán một số bất thường về nhiễm sắc thể nguy hiểm như: bệnh down, dị dạng tứ chi, thoái vị cơ hoành… Vì vậy mẹ bầu đừng bỏ qua thời điểm quan trọng này nhé!
Các mẹ lưu ý không nên đi siêu âm quá nhiều trong khoảng thời gian này, sóng siêu âm có thể gây ảnh hưởng đến thính giác non nớt của bé đấy nhé.
Trong khoảng 3 tháng đầu mang thai, mình thường bị đau nhói bụng và rất lo lắng, tuy nhiên khi tham khảo ý kiến của bác sĩ, bác sĩ nói rằng việc đau nhói do cơ thể chưa thích nghi hoàn toàn với thai kì, theo dõi nếu không bị ra máu thì không sao.
Bà bầu bị đau bụng là dấu hiệu khá bình thường nên các mẹ đừng quá lo lắng nhé
Hình ảnh siêu âm thai nhi 3 tháng đầu
2. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bà bầu 3 tháng đầu mang thai
Đây là giai đoạn khó khăn nhất của thai kỳ nên các mẹ cần bổ sung một chế độ dinh dưỡng đủ đầy để em bé phát triển toàn diện cả về trí não lẫn thể chất trong bụng mẹ.
Dưới đây là một số dưỡng chất cần thiết:
Axit folic: Giúp tổng hợp AND ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh. Thiếu axit folic sẽ gây khuyết ống thần kinh làm thai vô sọ, hở đốt sống, dị tật tim, hở hàm ếch…Vì vậy hãy đảm bảo mình đáp ứng đủ axit folic cho nhu cầu của cơ thể và sự phát triển của thai nhi.
Thực phẩm giàu axit folic có trong các loại rau màu xanh như súp lơ xanh, cải bó xôi, các loại quả chuối, cam, chanh, bưởi, thịt gia cầm, gan động vật… Trong khoảng thời gian mang thai mình đã sử dụng sản phẩm Elevit để bổ sung Axit Folic, có mẹ có thể tham khảo thêm từ bác sĩ nhé.
Bổ sung axit folic trong thực đơn cho bà bầu
Canxi: Giúp hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé, thiếu canxi bé sẽ bị còi xương và giúp mẹ bớt đau lưng trong thai kì. Canxi có nhiều trong sữa, trứng,… Theo mình được biết, khoảng 3 tháng đầu mang thai nhu cầu canxi của mẹ chưa cao, nên các mẹ chỉ cần ăn uống đầy đủ, chưa cần bổ sung canxi dạng viên nhé.
Sắt: Có nhiều trong thịt bò, gan, tim, cật, rau xanh, lượng bổ sung trung bình mỗi ngày 1 viên khoảng 15gr.
Các loại vitamin và khoáng chất: Giúp bổ sung sức đề kháng và đảm bảo an toàn cho con. Vitamin và khoáng chất có nhiều trong cá biển, cà rốt, bí đỏ..
Thị bò bổ sung sắt và protein
Ngoài ra các mẹ nên chú ý về lượng tinh bột và đường nạp vào cơ thể trong khoảng thời gian 3 tháng đầu mang thai, nếu lượng đường quá nhiều rất dễ dẫn đến tiểu đường thai kì, một bệnh nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Các mẹ nên chọn các loại sữa không đường hoặc ít đường, tránh ăn quá nhiều bánh kẹo đồ ngọt nhé.
Xem thêm tại đây một số loại sữa cho bà bầu bán chạy nhất tại shop trẻ thơ
3. Thể dục cho bà bầu khi trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu
– Tập một số động tác yoga đơn giản hay đi bộ nhẹ nhàng: Những chuyển động nhịp nhàng khi mẹ đi bộ sẽ khiến mẹ bầu dồi dào khí oxy, làm dịu hệ thần kinh, thai nhi có cảm giác thích thú và thoải mái hơn. Tuy nhiên các mẹ nhớ là hoạt động nhẹ thôi nhé, vì khoảng 3 tháng đầu mang thai bé bám chưa chắc chắn vào tử cung mẹ nên cách việc nặng, mang vác, leo cầu thang cao thì các mẹ tránh nhé.
– Tranh thủ nghỉ ngơi: vì thời gian 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể các mẹ hẳn sẽ rất mệt mỏi vì phải dùng hết công suất để hỗ trợ cho thai nhi. Vì vậy những giấc ngủ ngắn và tranh thủ thời gian nghỉ ngơi là điều bạn nên làm trong thời gian này. Nó giúp bạn tăng cường năng lượng để cho bé.
– Bổ sung trứng và rau cải bó xôi thật nhiều trong tam cá nguyệt đầu này vì nó có chứa nhiều choline, chất quan trọng hình thành các dây thần kinh ghi nhớ và học tập ở bào thai. Ngoài ra nó còn có olate, vitamin A và C, cũng như canxi, sắt, kali và vitamin B6.
Có nhiều loại thực phẩm các mẹ không nên ăn, tránh dẫn đến sảy thai, động thai như: Quả nhãn, quả đào, lá ngải, rau ngót, rau chùm ngây, đu đủ xanh... các mẹ cần tuyệt đối tránh xa trong 3 tháng đầu mang thai nhé.
Các loại rau xanh bổ sung vitamin và khoáng chất
4. Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu
Các cụ vẫn bảo "Có thờ có thiêng, có kiêng có lanh", mình xin tổng kết lại một số điểm chính để các mẹ theo dõi nhé. Có kiêng có lành các mẹ ạ
- Tránh xa khói thuốc lá: Hút thuốc thụ động làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng khi mang thai, dị tật thai nhi bao gồm cả sảy thai và sinh non.
- Tránh tiếp xúc với hoá chất trong 3 tháng đầu mang thai: Những bức xạ nhiệt, chất độc hại từ việc nhuộm tóc, nhuộm móng… sẽ gây hại cho thai nhi, bé sinh ra không phát triển tốt.
- Không nên hoạt động mạnh: Hạn chế chạy nhảy, hoạt động mạnh, xoay người, gập người mạnh… đặc biệt không đi giày cao gót, leo trèo cao sẽ gây nguy hiểm lúc mới mang bầu.
- Tránh các tư thế ngồi: Không ngồi xổm, bắt chéo chân, không cúi lưng khi ngồi…
- Hạn chế tắm gội bằng nước quá lạnh hay quá nóng: Dễ gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Đóng kín cửa sổ thông gió phòng tắm để tránh cảm lạnh các mẹ nhé.
- Chú ý thật kỹ vấn đề đi lại: 3 tháng đầu mang thai hay trong suốt 9 tháng bầu bí mẹ không đi vào đường sóc, trơn trượt, không nên leo cầu thang quá nhiều. Nếu mẹ phải đi làm, thì cũng nên làm công việc vừa sức, dành thời gian nghỉ ngơi, không đứng hoặc ngồi quá lâu 1 tư thế.
- Hạn chế đến những nơi quá đông người: Có thể nguy cơ sẽ là nơi có nhiều dịch bệnh, nhất là bệnh cảm cúm, rất dễ lây nhiễm nên có ảnh hưởng đến thai nhi.
- Cần chú ý theo dõi tình trạng của cơ thể: Nếu có biểu hiện đau bụng, ra máu âm đạo… cần đi khám bác sĩ để kịp thời xử lý.
- Cân nhắc lựa chọn thực hiện những xét nghiệm thích hợp: Nhiều bài kiểm tra, xét nghiệm có thể cho bạn thêm thông tin về những rủi ro về nhiễm sắc thể và dị tật bẩm sinh. Do vậy, các mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi quyết định chọn hình thức kiểm tra cho mình.
- Tuyệt đối không uống rượu bia: Một ly nhỏ rượu bia mỗi ngày cũng có thể gây hại cho em bé trong bụng. Bạn nên từ chối hẳn những lời mời liên quan đến đồ uống có cồn trong khoảng thời gian 3 tháng đầu mang thai
- Giảm lượng caffein tối đa: Tiêu thụ một lượng lớn caffeine có thể dẫn đến sảy thai và những vấn đề khác.
Thời kỳ mang thai mẹ bầu cần tránh xa rượu bia, cà phe các chất kích thích
- Tránh mang vác những vật nặng: dễ dẫn đến sảy thai.
- Tránh quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai: dễ gây động thai hoặc nặng hơn là sảy thai.
- Tránh dự đám tang, vô nghĩa địa: vì dễ bị vong xấu làm hại cho mình và bào thai trong bụng. Trong thực tế, đã có nhiều trường hợp các mẹ bất chấp đi đám tang về bị động thai, đau yếu, sảy thai. Theo khoa học, đây là điều kiên kỵ đúng đắn do tử khí, vi khuẩn sinh ra từ tử thi sẽ phát tán vào không khí, đến khi mẹ bầu đến gần hít thở sẽ gây ảnh hưởng sức khoẻ, tính mệnh của thai nhi.
- Tránh khóc lóc 3 tháng đầu mang thai: Ông bà ngày xưa thường tâm niệm rằng một người mẹ vui vẻ, hạnh phúc sẽ sinh ra những đứa con xinh đẹp và ngoan ngoãn. Đây là điều hoàn toàn đúng xét trên phương diện khoa học. Vì thế, mẹ hãy hạn chế hết mức có thể, không khóc lóc, buồn phiền khi mang thai mà hãy tìm những niềm vui trong cuộc sống để lúc nào cũng cảm thấy thư thái, khỏe khoắn. Thai nhi cũng từ đó mới vượt qua giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên một cách xuất sắc.
- Kiêng mang trang sức hay chụp ảnh: Ngày xưa, ông bà ta thường truyền nhau nếu mang bầu mẹ đeo trang sức hay chụp ảnh thì ra đời bé sẽ kém duyên. Tuy nhiên, rõ ràng quan điểm này cũng không hoàn toàn đúng vì hiện nay cũng có rất nhiều mẹ bầu xinh đẹp trau chuốt bề ngoài ngay cả khi bầu bí với những món đồ trang sức tinh tế, hay tự tin khoe ảnh bụng bầu trên mạng xã hội mà các bé sinh ra vẫn vô cùng duyên dáng, xinh yêu.
- Kiêng bước qua dây hoặc qua võng: Các cụ ngày xưa hay nhắc nhở phụ nữ 3 tháng đầu mang thai phải kiêng bước qua dây hoặc qua võng vì tin rằng bé trong bụng sẽ bị dây rốn quấn cổ. Tuy nhiên, dù khoa học cũng đã chứng minh rằng hiện tượng dấy rốn quấn cổ này có rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng các mẹ cũng nên nghe theo quan điểm này để tự nhắc mẹ bầu cẩn thận khi di chuyển để tránh vấp ngã do vướng dây, vướng võng.
- Kiêng ăn cà: Các cụ vẫn thường bảo nhau bầu bí không nên ăn cà, em bé sinh ra sẽ dễ nói cà lăm, nói lắp. Nghe quan niệm này có vẻ hoang đường, tuy nhiên các mẹ cũng không nên ăn cà nhiều do loại quả này có nhiều chất gây độc, dễ gây ra chứng bà bầu bị đau đầu.
- 3 tháng đầu mang thai kiêng không được vươn cao người: Người xưa thường nói nếu mẹ bầu lỡ vươn tay cao quá đầu sẽ khiến thai bị bong nhau hoặc dây rốn quấn cổ. Tuy nhiên, thực tế, chuyện này không hề có cơ sở khoa học nhưng các mẹ cũng không nên bỏ qua, có kiêng có lành.
- Kiêng ăn bát mẻ: Nhiều người cho rằng bát mẻ và trẻ sứt môi là có liên hệ với nhau. Thế nhưng, sứt môi là một dị tật bẩm sinh vẫn chưa được xác định rõ nguyên nhân. Tuy vậy, các mẹ cũng nên tin có kiêng có lành vẫn hơn, để những điều tốt đẹp dành cho con.
- Kiêng ăn ốc: Các cụ hay cho rằng nếu mẹ ăn ốc, con sinh ra sẽ hay bị chảy nước dãi vì đây là con vật thường có nhiều nhớt. Tuy nhiên, ngoài quan niệm này, mẹ bầu cũng không nên ăn ốc vì dễ nhiễm giun sán gây hại thai nhi.
Mang thai 3 tháng đầu: Kiêng đúng, kiêng sai chắc chắn là vấn đề được hầu hết các mẹ bầu quan tâm, đặc biệt những người lần đầu mang bầu. Vậy nhưng không phải bà mẹ nào cũng có kiến thức đầy đủ về vấn đề này.
Trên đây là những điều cần biết giai đoạn 3 tháng đầu mang thai mình đã rút ra, các chị em cần nắm rõ để thai kỳ của mình đảm bảo sức khỏe, an toàn và hạnh phúc nhất nhé!