Chăm sóc bà bầu đúng cách
01/01/2012 (450 lượt xem)
Đảm bảo sức khỏe co bà bầu là hết sức quan trọng cần chú ý một số điểm quan trọng. Sử dụng sữa cho bà bầu cũng nên chú ý tới một số vấn đề.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa bà bầu được bổ sung nhiều vi chất cần thiết, tốt cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi, nhất là những người bị thiếu hụt dưỡng chất khi mang thai như canxi, sắt, axit folic, các vitamin… Tuy nhiên, bổ sung như thế nào là đủ và phát huy được hiệu quả thì lại là một câu trả lời khó.
Bà bầu nên uống sữa gì hợp với mình
Có rất nhiều người khi mang thai nghĩ ngay đến việc uống sữa bà bầu nhưng các chuyên gia khuyên rằng nếu bạn ăn uống tốt, ăn đầy đủ rau xanh, hoa quả, uống sữa tươi… thì không nên bổ sung dinh dưỡng bằng sữa bầu. Thay vì bổ sung bằng những thức ăn nhân tạo, các bà bầu nên ăn các thức ăn tự nhiên, như thế sẽ hấp thu được tốt nhất chất dinh dưỡng.
Chỉ nên lựa chọn hoặc uống sữa bầu, hoặc bổ sung bằng thức ăn tự nhiên và sữa tươi, không nên gộp cả hai với nhau. Nếu hàng ngày, bạn uống nước hoa quả, ăn rau xanh,… rồi lại uống thêm sữa bầu thì việc hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Có thể uống sữa tươi thay cho sữa bầu nếu bạn không thể uống được sữa bầu.
Có thể thay sữa bà bầu bằng uống sữa tươi?
Nếu thấy sữa bà bầu có vị khó uống thì không nên ép bản thân phải uống, bạn có thể thay thế bằng sữa tươi tiệt trùng.
Một số người lại không hấp thụ được sữa, khi uống thường bị khó tiêu, nghén, tiêu chảy… đó là do cơ thể không đủ lượng men lactase để tiêu hóa lượng đường trong sữa. Trong trường hợp này, bạn có thể chuyển sang uống sữa đậu nành.
Tuy nhiên, khi bà bầu uống sữa đậu nành thì cần bổ sung thêm các sản phẩm như thịt, cá, rau xanh, hoa quả… để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
Bà bầu nên uống sữa như thế nào?
Vì một lý do nào đó, bạn không thể uống được vị sữa bà bầu thì cũng đừng bỏ qua ngay nguồn dinh dưỡng quan trọng, giúp thai nhi phát triển tốt này. Các phương pháp sau đây sẽ giúp bạn quen dần với việc uống sữa:
- Đừng ép mình uống một lúc hết 1 cốc sữa ngay, có thể chia nhỏ làm nhiều bữa trong một ngày. Uống một chút một cho đến khi quen dần.
- Sữa bà bầu hiện nay có rất nhiều vị cho bạn lựa chọn, hãy chọn vị mà bạn cảm thấy thích nhất, không nên ép mình uống một loại cố định.
- Uống sữa tươi thay cho sữa bầu nếu không thể uống được sữa bột, đồng thời bổ sung thêm sữa chua, phô mai… cũng đều tốt cho thai phụ.
Một số loại sữa thông dụng cho phụ nữ mang thai
- Sữa tươi: Là loại sữa được lấy trực tiếp từ bò, dê... sau khi xử lý (đa số là pha loãng và tiệt trùng bằng nấu sôi, tia cực tím...) được đóng gói vào hộp, bịch, chai...
- Sữa bột (nguyên kem, sữa béo) là loại sữa dạng bột được đóng trong hộp sắt hay bao thiếc, khi uống thì pha sữa bột với nước ấm. Cứ 8 lít sữa tươi sẽ làm được 1kg sữa bột, một ký sữa bột này khi uống sẽ pha với nước ấm thành 8 lít sữa nên còn gọi là sữa hoàn tươi hay còn gọi là hoàn nguyên. Trong sữa bột thường được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như chất béo, đạm, đường, vitamin, khoáng chất, sắt, canxi, taurin, DHA, RA, probiotic, chất xơ... với số lượng và thành phần thay đổi tùy theo từng nhu cầu khác nhau.
- Sữa không béo (sữa gầy, sữa tách bơ) là loại sữa nguyên kem được lấy đi một phần hay toàn bộ chất béo để làm giảm năng lượng nhưng vẫn còn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng khác, thường được bổ sung thêm canxi và ít cholesterol.
- Sữa đậu nành nước dạng công nghiệp đóng trong hộp giấy: Nếu được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết thì sẽ giá trị dinh dưỡng tương đối, không có đạm và béo động vật.
- Sữa cao năng lượng: Là loại sữa được bổ sung thêm nhiều đường, đạm và béo để tăng đậm độ năng lượng (1ml sữa cung cấp 1kg calo).
- Sữa chua dạng uống hay dạng đặc: Là sữa được lên men vi sinh có lợi cho tiêu hóa và hấp thu, giảm nguy cơ tiêu chảy do thiếu men lactase.
Theo EvaTheo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa bà bầu được bổ sung nhiều vi chất cần thiết, tốt cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi, nhất là những người bị thiếu hụt dưỡng chất khi mang thai như canxi, sắt, axit folic, các vitamin… Tuy nhiên, bổ sung như thế nào là đủ và phát huy được hiệu quả thì lại là một câu trả lời khó.
Bà bầu nên uống sữa gì hợp với mình
Có rất nhiều người khi mang thai nghĩ ngay đến việc uống sữa bà bầu nhưng các chuyên gia khuyên rằng nếu bạn ăn uống tốt, ăn đầy đủ rau xanh, hoa quả, uống sữa tươi… thì không nên bổ sung dinh dưỡng bằng sữa bầu. Thay vì bổ sung bằng những thức ăn nhân tạo, các bà bầu nên ăn các thức ăn tự nhiên, như thế sẽ hấp thu được tốt nhất chất dinh dưỡng.
Chỉ nên lựa chọn hoặc uống sữa bầu, hoặc bổ sung bằng thức ăn tự nhiên và sữa tươi, không nên gộp cả hai với nhau. Nếu hàng ngày, bạn uống nước hoa quả, ăn rau xanh,… rồi lại uống thêm sữa bầu thì việc hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Có thể uống sữa tươi thay cho sữa bầu nếu bạn không thể uống được sữa bầu. (Ảnh: Inmagine)
Có thể thay sữa bà bầu bằng uống sữa tươi?
Nếu thấy sữa bà bầu có vị khó uống thì không nên ép bản thân phải uống, bạn có thể thay thế bằng sữa tươi tiệt trùng.
Một số người lại không hấp thụ được sữa, khi uống thường bị khó tiêu, nghén, tiêu chảy… đó là do cơ thể không đủ lượng men lactase để tiêu hóa lượng đường trong sữa. Trong trường hợp này, bạn có thể chuyển sang uống sữa đậu nành.
Tuy nhiên, khi bà bầu uống sữa đậu nành thì cần bổ sung thêm các sản phẩm như thịt, cá, rau xanh, hoa quả… để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
Bà bầu nên uống sữa như thế nào?
Vì một lý do nào đó, bạn không thể uống được vị sữa bà bầu thì cũng đừng bỏ qua ngay nguồn dinh dưỡng quan trọng, giúp thai nhi phát triển tốt này. Các phương pháp sau đây sẽ giúp bạn quen dần với việc uống sữa:
- Đừng ép mình uống một lúc hết 1 cốc sữa ngay, có thể chia nhỏ làm nhiều bữa trong một ngày. Uống một chút một cho đến khi quen dần.
- Sữa bà bầu hiện nay có rất nhiều vị cho bạn lựa chọn, hãy chọn vị mà bạn cảm thấy thích nhất, không nên ép mình uống một loại cố định.
- Uống sữa tươi thay cho sữa bầu nếu không thể uống được sữa bột, đồng thời bổ sung thêm sữa chua, phô mai… cũng đều tốt cho thai phụ.
Một số loại sữa thông dụng cho phụ nữ mang thai
- Sữa tươi: Là loại sữa được lấy trực tiếp từ bò, dê... sau khi xử lý (đa số là pha loãng và tiệt trùng bằng nấu sôi, tia cực tím...) được đóng gói vào hộp, bịch, chai...
- Sữa bột (nguyên kem, sữa béo) là loại sữa dạng bột được đóng trong hộp sắt hay bao thiếc, khi uống thì pha sữa bột với nước ấm. Cứ 8 lít sữa tươi sẽ làm được 1kg sữa bột, một ký sữa bột này khi uống sẽ pha với nước ấm thành 8 lít sữa nên còn gọi là sữa hoàn tươi hay còn gọi là hoàn nguyên. Trong sữa bột thường được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như chất béo, đạm, đường, vitamin, khoáng chất, sắt, canxi, taurin, DHA, RA, probiotic, chất xơ... với số lượng và thành phần thay đổi tùy theo từng nhu cầu khác nhau.
- Sữa không béo (sữa gầy, sữa tách bơ) là loại sữa nguyên kem được lấy đi một phần hay toàn bộ chất béo để làm giảm năng lượng nhưng vẫn còn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng khác, thường được bổ sung thêm canxi và ít cholesterol.
- Sữa đậu nành nước dạng công nghiệp đóng trong hộp giấy: Nếu được bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết thì sẽ giá trị dinh dưỡng tương đối, không có đạm và béo động vật.
- Sữa cao năng lượng: Là loại sữa được bổ sung thêm nhiều đường, đạm và béo để tăng đậm độ năng lượng (1ml sữa cung cấp 1kg calo).
- Sữa chua dạng uống hay dạng đặc: Là sữa được lên men vi sinh có lợi cho tiêu hóa và hấp thu, giảm nguy cơ tiêu chảy do thiếu men lactase.