Thời gian biểu cho trẻ ăn dặm đúng cách và nguyên tắc ăn dặm mẹ nào cũng nên biết

, 11/09/2018 (4144 lượt xem)

Đã là mẹ bỉm sữa thì hẳn mẹ nào cũng quan tâm đến việc cho trẻ ăn dặm đúng cách. Ăn dặm là giai đoạn quan trọng trong hành trình phát triển của trẻ. Vậy nhưng chưa hẳn mẹ nào cũng nắm được thời gian tốt để cho trẻ ăn dặm. Tùy từng giai đoạn của trẻ và phương pháp ăn dặm mà thời gian ăn có thể khác nhau, chia thành 7-9 khung giờ/ngày

Đã là mẹ bỉm sữa thì hẳn mẹ nào cũng quan tâm đến việc cho trẻ ăn dặm đúng cách. Ăn dặm là giai đoạn quan trọng trong hành trình phát triển của trẻ. Vậy nhưng chưa hẳn mẹ nào cũng được thời gian, cách cho trẻ ăn dặm tốt nhất. Hãy cùng mình tìm hiểu thời gian biểu và nguyên tắc cho trẻ ăn dặm đúng cách trong bài viết này nhé.

A/ Thời gian biểu cho trẻ ăn dặm đúng cách mẹ nên ghi nhớ

 Thời gian ăn dặm có tác động trực tiếp tới hiệu quả ăn dặm của trẻ, không nên cho bé ăn ngay sau khi bú hay không nên ăn dặm nhiều bữa liền.

Không nên cho trẻ ăn dặm ngay sau khi bú sữa

Theo Bác sĩ Lê Thị Hải - Nguyên Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng Quốc Gia thì các mẹ tùy theo tháng tuổi của con mà cho ăn dặm theo các khung giờ:

Giai đoạnThời gian biểu ăn dặm
6-7 tháng tuổi

6 giờ: bú mẹ
8 giờ: ăn dặm
10 giờ: ăn nhẹ
11 giờ: bú mẹ
14 giờ: ăn dặm
16 giờ: ăn nhẹ
18 giờ - sáng hôm sau: bú mẹ

8-9 tháng tuổi6 giờ: bú mẹ
8 giờ: ăn dặm
10 giờ: ăn nhẹ
12 giờ: bú mẹ
14 giờ: ăn dặm
16 giờ: ăn nhẹ
18 giờ: ăn dặm
19 giờ - sáng hôm sau: bú mẹ
10-12 tháng tuổi6 giờ: bú mẹ
8 giờ: ăn dặm
10 giờ: ăn nhẹ/ăn dặm
12 giờ: bú mẹ
14 giờ: ăn dặm
16 giờ: ăn nhẹ
18 giờ: ăn dặm
19 giờ - sáng hôm sau: bú mẹ
1-2 tuổi6 giờ: bú mẹ
8 giờ: ăn dặm
10 giờ: ăn nhẹ
12 giờ: ăn dặm
14 giờ: ăn nhẹ
16 giờ: ăn dặm
18 giờ: bú mẹ
20 giờ: ăn dặm
21 giờ - sáng: bú mẹ


Tuy không bắt buộc mẹ nào cũng áp dụng giờ giấc một cách máy móc nhưng các mẹ nên cho con ăn vào những khung giờ này. Chênh lệch một vài phút hoặc nếu sớm hay muộn hơn thì các giờ khác cũng cần điều chỉnh lại.

B/ Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm đúng cách mẹ nào cũng nên biết

Trước sự phát triển của công nghệ thông tin, mọi vấn đề của mẹ đều có thể tìm được lời giải đáp thông qua mạng internet. Tuy nhiên, những thông tin tràn lan trên mạng chưa hẳn đã chính xác hoàn toàn. Các mẹ nên dành thời gian tìm hiểu sách báo, tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành. Với ăn dặm cũng vậy, có những nguyên tắc thậm chí là "bất di bất dịch" nhưng chưa hẳn mẹ nào cũng biết.

Ăn dặm không chỉ đơn giản là việc bổ dung chất dinh dưỡng cho trẻ mà còn là quá trình giúp con tập nhai nuốt, làm quen và thích ứng với dạng thức ăn mới ngoài sữa hay thức ăn dạng lỏng. Việc ăn dặm giúp cơ hàm của con phát triển, hoàn thiện hệ tiêu hóa và tạo tiền đề để con phát triển cả thể chất lẫn trí não.

Cho trẻ ăn dặm đúng cách giúp bé phát triển cả thể chất và trí não

Cho con ăn dặm sai cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con, khiến bé không có hứng thú với thức ăn dạng hạt hay thức ăn của người lớn. Do đó, các mẹ nên nhớ những nguyên tắc sau:


1. Thời gian cho trẻ ăn dặm như thế nào là tốt?

Khi trẻ đã được 6 tháng tuổi, dù mẹ có nhiều sữa thì vẫn nên cho con ăn dặm kết hợp. Một số bé phát triển nhanh có thể ăn dặm từ 4 tháng tuổi. Tuy nhiên chỉ khi con có những dấu hiệu sẵn sàng thì mẹ mới nên cho con ăn dặm để tránh gây hại cho hệ tiêu hóa của bé, thậm chí khiến con bị dị ứng thực phẩm.

Thời kỳ ăn dặm có thể kết thúc khi con được 2 tuổi, lúc này trẻ đã có thể ăn được cơm như người lớn hoặc kém hơn thì ăn cơm xay, cơm nát. Nếu mẹ kéo dài thời kỳ ăn dặm của bé thì sẽ khiến kỹ năng nhai của con kém đi, khiến con không hòa nhập được với các bạn cùng trang lứa.

Những dấu hiệu cho thấy con đã sẵn sàng ăn dặm mẹ có thể tham khảo bài viết

2. Cần cân bằng dinh dưỡng từ 4 nhóm thực phẩm

  • Bột đường: gạo, mì, bột mì, bún, ngô, khoai
  • Đạm: thịt, cá, tôm, trứng, sữa, đậu nành
  • Chất béo: dầu mỡ, bơ, các loại hạt có dầu
  • Chất khoáng và vitamin: rau củ, trái cây

Nếu mẹ quá thiên một nhóm thực phẩm nào thì sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ.

Cần cân bằng dinh dưỡng để trẻ phát triển đều.

Cách phân chia lượng ăn sao cho cân bằng dinh dưỡng


Giai đoạnLượng thức ăn
6-7 tháng tuổi

Với giai đoạn này thì trẻ vẫn bú mẹ là chính. Các mẹ có thể thêm từ 1-2 bữa bột loãng pha đặc dần và chút nước hoa quả cho con. Cụ thể lượng ăn mỗi bữa:

  • Bột gạo: 10g
  • Thịt (cá, tôm): 10-15g
  • Rau xanh: 10g
  • Dầu mỡ: 0.5-1 thìa cà phê

Ngoài ra, mỗi ngày mẹ nên cho con bú hoặc uống từ 600-700ml sữa.

Tham khảo: Các loại bột dinh dưỡng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi

8-9 tháng tuổi

Ở giai đoạn này thì mẹ có thể tăng lên thành 2-3 bữa bột/ngày, pha bột đặc hơn giai đoạn 6-7 tháng tuổi. Đồ ăn kèm thêm cũng đa dạng hơn như váng sữa, sữa chua, kem caramel, hoa quả nghiền,... Cụ thể lượng ăn mỗi ngày

  • Bột gạo: 40-60g
  • Thịt (cá, tôm): 40-50g
  • Rau xanh: 40 -50g
  • Dầu/mỡ: 5 thìa cà phê

Tham khảo: Các loại bột dinh dưỡng cho trẻ từ 6-9 tháng tuổi

10-12 tháng tuổi

Nâng cao lên 3-4 bữa bột đặc hoặc cháo nấu nhừ, thêm hoa quả nghiền hay váng sữa, sữa chua, kem caramen,... Cụ thể lượng ăn mỗi ngày:

Bột gạo: 60-80g
Thịt (cá, tôm): 60-80g
Rau xanh: 60-70g
Dầu/mỡ: 7-8 thìa cà phê
Sữa mẹ/sữa ngoài: 500-600ml

Tham khảo: Các loai bột dinh dưỡng cho trẻ từ 9-12 tháng tuổi tốt nhất

1-2 tuổi

Giai đoạn 1-2 tuổi ngoài bột hay cháo thì bé có thể ăn cơm hoặc mì rồi. Hoa quả cũng không cần nghiền mà có thể xắt miếng nhỏ cho con ăn. Các đồ ăn vặt vẫn như giai đoạn trước là váng sữa, sữa chua, kem caramen,... Cụ thể lượng ăn mỗi ngày:

Gạo: 100-200g
Thịt (cá, tôm): 100-200g
Rau xanh: 50-80g
Dầu/mỡ: 20-30g
Hoa quả: 100-150g
Sữa mẹ/ sữa ngoài: 400-500ml

Ngoài ra ở giai đoạn này mỗi tuần mẹ có thể cho bé ăn thêm từ 3-4 quả trứng để đảm bảo thực đơn cho trẻ ăn dặm đúng cách.

Tham khảo: Các loại bánh ăn dặm cho trẻ 1-2 tuổi tốt nhất


Lượng ăn cho trẻ ở các giai đoạn luôn tuân theo quy tắc từ lỏng đến đặc để trẻ có thời gian làm quen, thích ứng với việc thay đổi thức ăn.

Ban đầu mẹ nên nấu bột thật lỏng, thậm chí lỏng như sữa để trẻ không bị bỡ ngỡ và sợ hãi. Khi bé đã quen thì mới nấu bột đặc hơn một chút.

Nên cho trẻ ăn từ lỏng đến đặc, bột sánh mịn

Ngoài ra, trong giai đoạn ăn dặm đầu tiên thì mẹ nên nấu bột khéo sao cho bột sánh mịn, không bị vón cục để tránh bé bị hóc. Thêm nữa, không nên cho trẻ ăn quá nhiều để tránh bị rối loạn tiêu hóa.

Trên đây là những chia sẻ của mình về thời gian biểu cũng như cách phân chia lượng thức ăn theo từng giai đoạn phát triển của trẻ. Hy vọng bài viết sẽ là hành trang bổ ích giúp mẹ biết cách cho trẻ ăn dặm đúng cách tốt nhất cho bé. Chúc các bé luôn khỏe mạnh.

Nguồn tham khảo:

Sổ tay ăn dặm của mẹ - BS. Lê Thị Hải

Bình luận đánh giá: Thời gian biểu cho trẻ ăn dặm đúng cách và nguyên tắc ăn dặm mẹ nào cũng nên biết
Bình luận đánh giá sản phẩm
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
bình luận
Xem bình luận có đánh giá
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
Về Shop Trẻ Thơ
ShopTreTho.com.vn kinh doanh theo mô hình website trực tuyến kết hợp với hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ tại các thành phố lớn trên toàn quốc. Với phương châm "phục phụ khách hàng bằng cả trái tim" Shop Trẻ Thơ luôn lấy khách hàng làm trung tâm cho mọi hoạt động để tạo ra nhiều giá trị cộng đồng
Hơn 15.000 sản phẩm
500 thương hiệu nổi tiếng
Hỗ trợ 24/7 miễn phí cuộc gọi
Miễn phí vận chuyển
Giao hàng tận nhà