Chọc hút ối ở bà bầu có nguy hiểm?

phuonglk , 01/03/2013 (1117 lượt xem)

Chọc hút ối là phương pháp cho kết quả chính xác trong việc xác định dị dạng nhiễm sắc thể của thai nhi. Phương pháp này có thể xác định được rất nhiều dị tật bẩm sinh của thai nhi. Thai phụ chỉ nên làm khi có chỉ định của bác sĩ.

Chọc hút ối ở bà bầu có nguy hiểm?

Khi được bác sĩ chỉ định chọc ối, thai phụ thường lo lắng các nguy cơ có thể xảy ra cho con.

Thời gian qua, nhiều thai phụ nghe đồn chọc ối có thể gây sảy thai, nhiễm trùng ối…Đây là giải đáp của bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Ánh, công tác tại khoa Sản, phòng khám quốc tế Victoria Healthcare, TP. HCM.

Chọc hút ối chỉ có một công dụng là để phát hiện nguy cơ thai nhi mắc bệnh down?

Phương pháp này có thể xác định được rất nhiều dị tật bẩm sinh của thai nhi. Thai phụ chỉ nên làm khi có chỉ định của bác sĩ.

Chọc hút ối là phương pháp cho kết quả chính xác trong việc xác định dị dạng nhiễm sắc thể của thai nhi. Khi kết quả cho thấy dị dạng ở nhiễm sắc thể số 21 sẽ gây bệnh down, nhiễm sắc thể số 18 gây hội chứng Edwards (dị dạng tim và chi, đầu nhỏ, vận động kém), nhiễm sắc thể số 13 gây bất thường não bộ. Ngoài ra, chọc ối còn phát hiện các dị tật bẩm sinh khác như  rối loạn máu, rối loạn trao đổi chất…

Chọc ối khi thai nhi ngày càng lớn có thể gây nguy cơ kim đụng vào thai nhi, nhiễm trùng ối? Chỗ thủng sau khi chọc ối sẽ phải hàn gắn lại, làm xuất hiện các tế bào sợi, quấn vào thai nhi, gây nguy cơ em bé bị mất chi?

Xét nghiệm chọc ối cho thai phụ thường được các bác sĩ chỉ định khi thai từ 16 đến 20 tuần. Bác sĩ sẽ tiến hành chọc ối kết hợp với siêu âm giám sát trong suốt thời gian thực hiện, do đó nguy cơ kim đụng vào thai nhi hầu như không có. Bác sĩ chỉ trích ra  khoảng 10 – 23cc dung dịch nước ối. Bác sĩ có chuyên môn cao sẽ tiến hành quá trình chọc hút ối bằng các dụng cụ bảo đảm vệ sinh, an toàn y tế nên hầu như không để xảy ra  tình trạng nhiễm trùng hay rỉ ối.

Việc trẻ sinh ra bị mất chi là do dị tật bẩm sinh của thai nhi, không phải do chọc hút ối.


Xét nghiệm chọc ối cho thai phụ thường được các bác sĩ chỉ định khi thai từ
 16 đến 20 tuần.

Chọc ối có thể gây chảy máu, sảy thai, nguy hiểm cho cả mẹ và con?

Nguy cơ chảy máu chỉ xảy ra khi kim đâm vào mạch máu của nhau. Tuy nhiên khả năng này khó xảy ra vì do bác sĩ chuyên khoa đảm nhiệm.

Đối với nguy cơ sảy thai, theo nghiên cứu mới của tiến sĩ Keith Eddleman, Hội y khoa Mỹ khảo sát trên 35.000 thai phụ chọc dò ối cho thấy tỉ lệ sảy thai chỉ là 1/1.600. Để tránh nguy cơ sảy thai, bác sĩ thường kê toa thuốc uống chống co bóp tử cung cho thai phụ.

Sau khi thực hiện xét nghiệm, bạn cần nghỉ lại tại bệnh viện đúng thời gian bác sĩ quy định. Lúc ra về, bạn nên đi taxi hoặc nhờ người chở về. Về nhà, bạn nhớ uống thuốc theo đúng lời dặn của bác sĩ. Nếu đi làm, bạn nên xin nghỉ phép 2-3 ngày để nghỉ ngơi, theo dõi thai. Sau 3 ngày không có hiện tượng gì là an toàn.

Quá trình thực hiện thủ thuật có đau không? Thai phụ nhận được kết quả trong bao lâu?

Khi thực hiện thủ thuật, thai phụ chỉ có cảm giác đau như khi lấy máu làm xét nghiệm. Sau khi lấy mẫu nước ối, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thông tin ADN và các dị tật. Thai phụ có thể biết kết quả sau khoảng một tuần.

 

Bình luận đánh giá: Chọc hút ối ở bà bầu có nguy hiểm?
Bình luận đánh giá sản phẩm
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
bình luận
Xem bình luận có đánh giá
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
Về Shop Trẻ Thơ
ShopTreTho.com.vn kinh doanh theo mô hình website trực tuyến kết hợp với hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ tại các thành phố lớn trên toàn quốc. Với phương châm "phục phụ khách hàng bằng cả trái tim" Shop Trẻ Thơ luôn lấy khách hàng làm trung tâm cho mọi hoạt động để tạo ra nhiều giá trị cộng đồng
Hơn 15.000 sản phẩm
500 thương hiệu nổi tiếng
Hỗ trợ 24/7 miễn phí cuộc gọi
Miễn phí vận chuyển
Giao hàng tận nhà