Điều cần biết về phù chân ở bà bầu
18/06/2013 (383 lượt xem)
Phù chân, hay gọi theo cách dân gian là “xuống máy chân” là dấu hiệu sinh lý bình thường của thai kỳ, nhưng cũng không nên chủ quan, vì có thể đó là dấu hiệu của chứng tiền sản giật. 5 thực phẩm giàu axit folic tốt cho mẹ và bé10 cách tuyệt vời giúp mẹ bầu thư giãnNhững trường hợp mang bầu nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con4 biểu hiện của một thai nhi khỏeTập thể dục khi mang thai và những ngộ nhận Chứng phù chân thường xuất hiện vào 3 tháng cuối của thai kỳ.
Các nguyên nhân gây ra phù chân:
- Lượng máu dồn về chân lớn hơn mức bình thường
- Thai lớn chèn ép lên các tĩnh mạch ở chân
- Ăn uống không đủ chất cũng có thể gây ra tình trạng này
- Do đứng lâu, ngồi lâu
- Chế độ ăn nhiều muối, giảm kali
- Do tiền sản giật, sản giật
- Thai phụ có sẵn có tiền sử bệnh tim, bệnh thận
Do đó, nếu thai phụ có cảm giác người nặng nề, mí mắt nặng, phù chân, da bóng, mặt tròn, tăng cân nhanh thì nên đến bệnh viện khám xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Một vài món ăn “trị” chứng phù nề:
1. Canh cá chép nấu gừng tươi
Nguyên liệu:
- 15g gừng tươi, 10g bạch truật, 15g phục linh, 10g trần bì, 10g bạch thược, 10g đương quy, cà chép 1 con khoảng 500g.
Cách làm:
- Cá chép đánh vảy và nội tạng.
- Các vị thuốc còn lại rửa sạch, bọc vào trong vải xô sạch, cho vào nấu với cá chép khoảng 1 giờ.
- Bỏ bọc thuốc, ăn cá uống canh, ăn khi đói.
2. Hạt mùi
Nguyên liệu:
- 3 thìa cà phê hạt mùi đã sao khô, 500ml nước.
Cách làm:
- Cho hạt mùi và nước vào xoong đun cho tới khi nước cạn còn một nửa thì bắc xuống.
- Các mẹ dùng nước này uống ngày 3 lần, uống vài ngày là chân sẽ giảm phù nề ngay.
Các mẹ uống nguyên nước hạt mùi được thì tốt. Nếu thấy khó uống có thể cho thêm chút đường thốt nốt vào sẽ thấy có hương vị như trà thảo mộc, dễ uống hơn.
3. Canh cá chép nấu gừng khô
Nguyên liệu:
- 15g gừng khô, 30g đỗ trọng, 30 câu kỷ tử, cá chép 1 con khoảng 500g.
Cách làm:
- Cá chép đánh bỏ vẩy và nội tạng.
- Các vị thuốc còn lại rửa sạch, bọc vào trong vải xô sạch; cho vào nấu với cá chép khoảng 1 giờ.
- Bỏ bọc thuốc; ăn cá, uống canh, ăn khi đói.
4. Tương gừng, táo, nhãn lồng (long nhãn) và mật ong
Nguyên liệu:
- 250g táo tàu, 250g long nhãn, 250 ml mật ong, 2 thìa canh nước ép gừng.
Cách làm:
- Táo tàu bỏ hạt, rửa sạch, bỏ vào nồi nhôm cùng long nhãn.
- Cho thêm nước, đun chín khoảng 7 phần thì cho nước gừng và mật ong vào đun sôi, đảo đều, để nguội, cho vào bình dự trữ, có thể ăn thường xuyên.
5. Nước râu ngô
Đun sôi râu ngô với nước, sau đó dùng uống thay nước hằng ngày cũng có hiệu quả giảm phù nề rõ rệt cho mẹ bầu.
Ngoài ra nước râu ngô có tính mát, còn giúp bà bầu chống lại căn bệnh viêm đường tiết niệu “đáng ghét” nữa đấy.
Lưu ý
Khi bị phù nề, mẹ bầu nên giảm ăn mặn bởi ít nhiều chứng phù chân ở phụ nữ mang thai có liên quan đến việc ăn mặn. Vì vậy, thai phụ cần giảm lượng muối đưa vào cơ thể và uống đủ nước giúp cơ thể thải hết độc tố ra ngoài, tránh gây phù nề lên chân tay. Ngoài ra, cần tránh uống các loại nước có chứa cồn, cafein...