Gây tê ngoài màng cứng: có ảnh hưởng đến mẹ và bé ?
23/12/2014 (630 lượt xem)
Những năm gần đây, phương pháp gây tê ngoài màng cứng được các mẹ lựa chọn nhiều nhằm giảm đau trong quá trình vượt cạn. Với cơ chế làm tê liệt các dây thần kinh khiến cuộc vượt cạn của mẹ bầu bớt đau đớn hơn.
Đối với những mẹ sinh khó, hoặc sợ đau, đồng thời mẹ không có những bất thường trong kết quả xét nghiệm máu cũng như sức khỏe tốt để cuộc chuyển dạ diễn ra bình thường…, thì phương pháp gây tê ngoài màng cứng là lựa chọn tốt nhất cho cuộc chuyển dạ. Với phương pháp gây tê ngoài màng cứng, các mẹ sẽ ít phải chịu đau, đỡ mất sức, cuộc chuyển dạ sẽ xảy ra nhẹ nhàng hơn. Các mẹ sinh mổ cũng được gây tê ngoài màng cứng trước khi các bác sĩ tiến hành mổ bắt con.
Phương pháp này được tiến hành khi các mẹ đã có những cơn co tử cung mạnh hơn và cổ tử cung mở 2-3cm. Sau khi được tiêm thuốc tê vào người, các mẹ sẽ mất cảm giác đau từ bụng đến hai chân nhưng vẫn tỉnh hoàn toàn nên mẹ vẫn nhận biết được khi có cơn co tử cung và đặc biệt là mẹ vẫn rặn đẻ được bình thường.
Tác dụng giảm đau là điều ai cũng nhận thấy tuy nhiên nhiều bà bầu vẫn thắc mắc, việc gây tê màng cứng có gây nguy hiểm gì cho em bé và sức khỏe của mẹ sau này không?
Theo tư vấn của các Bác sĩ đầu ngành và chuyên gia Sản khoa cho biết: Thuốc gây tê làm giãn mạch máu nên có thể gây giảm huyết áp của người mẹ. Vì vậy, mẹ sẽ được truyền dịch để giữ cho huyết áp ổn định đồng thời huyết áp của mẹ sẽ được theo dõi chặt chẽ. Mẹ cũng sẽ cảm thấy khó thở hơn và được thở oxy nếu cần. Sau này, một số rất ít bà mẹ thấy đau đầu, đau ở lưng, chỗ chọc gây tê ngoài màng cứng. Nhưng nhìn chung, ai sinh con xong cũng bị đau lưng cả.
Tuy nhiên, với mẹ sinh mổ phải tiêm kháng sinh lại ảnh hưởng đến việc tiết sữa cho bé bú.
Rất may là đối với em bé, các nghiên đã chứng minh gây tê ngoài màng cứng là phương pháp an toàn cho em bé.