Hành trình mang thai từ tuần 1-9

Pool , 15/04/2013 (1973 lượt xem)

Thật khó tin nhưng từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 9, từ một tế bào bé xíu đã hình thành nên bé yêu của bạn.

Hành trình mang thai từ tuần 1-9

Trong tuần đầu tiên của thai kỳ, bạn có thể vẫn đang có kinh và em bé tất nhiên chưa hình thành. Có thể bạn hơi khó hiểu? Nhưng ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng là ngày mà các bác sỹ tính là ngày bắt đầu của thai kỳ. Sự rụng trứng sẽ không diễn ra trong vòng hai tuần lễ nữa. Vì vậy, nếu bạn có dự dịnh sinh con bạn cần có sự chuẩn bị tư tưởng và sức khỏe trước khi mang thai. Tốt nhất, bạn nên có kế hoạch có con trước khi thụ thai khoảng 3 tháng.

Sang tuần thứ hai, mặc dù được tính là Tuần thứ 2 của thai kỳ, nhưng thực ra lúc này bạn vẫn chưa thụ thai. Đến khoảng cuối tuần thứ 2 này, trứng của bạn sẽ rụng vào vòi Fallop. Trước khi em bé của bạn thực sự bắt đầu phát triển, nó sẽ trải qua các giai đoạn: Đầu tiên là sự gia tăng lượng estrogen và progesterone chảy qua máu đến tử cung của bạn để tạo thành một lớp màng tươi tốt, giàu mô máu để hỗ trợ một trứng được thụ tinh. Đồng thời, trong buồng trứng, trứng cũng đang chín trong các túi chứa dịch, gọi là nang. Vào đầu tuần này (thường là ngày 14 của chu kỳ 28 ngày), trứng rụng: Một quả trứng sẽ chui ra khỏi nang và cuốn trôi từ buồng trứng của bạn vào một ống dẫn trứng.

 


 

Sau khi xuất tinh, hàng triệu tinh trùng sẽ di chuyển từ âm đạo vào vòi trứng, nơi trứng của bạn đang chờ. Bắt đầu tuần thứ 3 này, trứng được thụ tinh đã phân chia thành hàng trăm tế bào, gọi là túi phôi, là một chỗ hõm có chứa dịch lỏng. Lúc này, phôi bám vào thành tử cung, còn gọi là niêm mạc tử cung. Nếu phôi dâu bám thành công thì thai nhi sẽ bắt đầu phát triển và tiếp nhận chất dinh dưỡng từ chỗ bám này. Tại vị trí mà phôi dâu bám vào niêm mạc tử cung sẽ phát triển thành nhau thai (còn gọi là rau hoặc rau thai).

Ở tuần thứ tư, tế bào hợp tử hình thành ba lớp: mô ngoài cùng (ngoại bì), mô giữa (trung bì), mô trong cùng (nội bì). Ba lớp này sẽ hình thành các cơ quan và mô cho bào thai. Ngoại bì sẽ trở thành hệ thần kinh (bao gồm não), da, tóc, móng, tuyến vú, chân lông và chân răng. Trung bì sẽ phát triển thành tim, hệ tuần toàn, khung xương, mô liên kết, mạch máu và các cơ. Nội bì sẽ hình thành phổi, đường ruột, gan, tụy và tuyến giáp. Tứ chi bắt đầu nhú ra nhưng không rõ rệt. Nhau thai cũng bắt đầu hình thành và sản xuất ra một số hóoc môn quan trọng bao gồm HCG. Có sự chuyển động của máu thông qua mạch chính.

Tuần 7: Tính đến thời điểm này, thai nhi đã có sự phát triển đáng kể. Thời gian đầu của tuần thứ 7, chiều dài từ đầu đến mông của bé ước khoảng 4 – 5mm. Đến cuối tuần thai thứ 7, phôi thai sẽ tăng gấp đôi chiều dài của nó, ngày càng tăng từ khoảng 4 - 5mm đến 11 - 13mm, cân nặng khoảng 0,8 gram. Kích thước của bé bây giờ bằng quả mâm xôi.

Chồi của chân bắt đầu xuất hiện, nó giống như một vây cá nhỏ, ngắn. Chồi của tay dài hơn một chút và đã phân chia thành phần bàn tay và cánh tay. Chân và tay đã hình thành nên các hình bẹt mà sau này các ngón chân, ngón tay sẽ thay thế.

Hệ thống ruột cũng bắt đầu hình thành, ruột thừa cũng đã xuất hiện. Tuyến tụy, nơi sau này sẽ sản sinh ra các hóc môn insulin cũng đã hình thành. Một phần ruột phồng lên bên trong dây rốn. Sau này, sự phát triển của con bạn sẽ tập trung vào phần bụng. Tim lớn dần lên trong cơ thể bé và bắt đầu phân chia thành hai buồng tim: trái và phải. Nhịp đập là 150 lần/phút (nhanh gấp 2 so với nhịp tim của người lớn). Cuống phổi đã xuất hiện bên trong phổi, đây chính là bộ phận dẫn khí vào bên trong phổi. Đầu không cân đối so với phần còn lại của cơ thể, các đốm sậm màu đánh dấu vị trí của mắt và lỗ mũi. Não trước đã chia thành hai phần hình thành bán cầu não của não bộ, nơi có khoảng 100 tế bào thần kinh được tạo ra mỗi phút.

Tuần 8: Đến tuần thai này, đã có thể gọi phôi là một bào thai, có nghĩa là "thai nhi", dù chiếc đuôi nhỏ xuất hiện trong những tuần đầu tiên chưa rụng nhưng chiếc đuôi đó đang ngày càng nhỏ đi so với sự lớn lên của cơ thể. Tất cả những gì có ở một người lớn thì bây giờ cũng đã có trong thai nhi. Các cơ quan nội tạng chính đã phát triển mặc dù vẫn còn đang ở hình thức sơ khai và có thể chưa nằm ở đúng vị trí của chúng.

Tim và não đã khá hoàn hảo, nếp gấp mí mắt đang hình thành, chóp mũi đã xuất hiện. Bộ xương của bé bắt đầu hình thành. Các khớp khuỷu tay và các rãnh ngón chân đang bắt đầu lộ rõ. Ngón chân, ngón tay thì đang bắt đầu tạo hình. Cổ tay và khuỷu tay bắt đầu tạo thành chỗ gấp khúc hai cánh tay. Cánh tay kéo dài hơn, chúng chúc xuống phần khuỷu tay và hơi uốn cong xung quanh phần tim. Tuyến sinh dục đang phát triển để hình thành bộ phận sinh dục nam hoặc nữ.

Ở phần trung tâm, động mạch chủ và cuống phổi đã hình thành, có biểu hiện đặc trưng riêng. Các ống nối từ cổ họng đến phần chức năng của phổi được phân nhánh, giống như cành cây. Hệ thống tiêu hóa tiếp tục phát triển. Hậu môn được hình thành và ruột ngày càng dài hơn.

Lúc này thai nhi có kích thước của một quả nho (dài khoảng 1,25cm), nhịp tim thai khoảng 150 lần/ phút, làn da thì vô cùng mỏng manh, có thể nhìn rõ các mạch máu ở phía dưới. Đặc biệt, máu bắt đầu chảy trong hệ thống tuần hoàn sơ khai. Bé bắt đầu có một số cử động.
 
Các bạn có thể xem chi tiết qua Clip sau đây:
 
Sự phát triển của thai nhi tuần 1-9
 

 

Bình luận đánh giá: Hành trình mang thai từ tuần 1-9
Bình luận đánh giá sản phẩm
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
bình luận
Xem bình luận có đánh giá
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
Về Shop Trẻ Thơ
ShopTreTho.com.vn kinh doanh theo mô hình website trực tuyến kết hợp với hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ tại các thành phố lớn trên toàn quốc. Với phương châm "phục phụ khách hàng bằng cả trái tim" Shop Trẻ Thơ luôn lấy khách hàng làm trung tâm cho mọi hoạt động để tạo ra nhiều giá trị cộng đồng
Hơn 15.000 sản phẩm
500 thương hiệu nổi tiếng
Hỗ trợ 24/7 miễn phí cuộc gọi
Miễn phí vận chuyển
Giao hàng tận nhà