Khoa học dinh dưỡng cho bà bầu từng giai đoạn

, 14/03/2015 (1398 lượt xem)

Thông thường, thai kỳ kéo dài 9 tháng 10 ngày, trong khoảng thời gian này, cơ thể bé thay đổi theo từng ngày, từng giai đoạn. Bởi vậy, theo từng giai đoạn, bà bầu cần thay đổi chế độ ăn để bé phát triển toàn diện.

Khoa học dinh dưỡng cho bà bầu từng giai đoạn

Dựa vào sự phát triển của bé để có dinh dưỡng tốt nhất nhé :

Tháng thứ nhất

Trong tháng đầu tiên mang thai, em bé mới chỉ dài khoảng 6mm và nhìn như một chú nòng nọc con. Tuy nhiên, bên trong cơ thể, thận và gan đã bắt đầu phát triển. Tim cũng đã có những nhịp đập đầu tiên và nhu cầu dinh dưỡng cũng bắt đầu. Vì vậy việc bổ sung dinh dưỡng là cần thiết. Dinh dưỡng tốt nhất cho thận: Protein, có trong: thịt bò, thịt lợn, cá,..

khoa-hoc-dinh-duong-cho-ba-bau-tung-giai-doan-4

Tháng thứ hai

Thời gian này, cơ thể thai phụ có nhiều thay đổi như: dừng vòng kinh, đau đầu, chóng mặt, hoặc kèm theo nôn nhiều, núm vú và những vùng xung quanh hơi có cảm giác đau.

Vào tuần thứ 7, phôi thai dài khoảng 13mm và nhìn như một hạt đậu. Đây là giai đoạn hai bán cầu não phát triển mạnh mẽ nhất. Bạn có thể bổ sung các dưỡng chất tốt nhất cho não: DHA có trong quả óc chó, hạt thông, hạt hạnh nhân hạt phỉ, đậu phộng, cá và dầu cá.

Tuần thứ 9, chiều dài của bé là 22-25mm, cánh tay, chân dài hơn và các cơ bắp cũng như cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển mạnh. Dinh dưỡng tốt nhất cho cơ bắp: Magnesium có trong các loại hạt ngũ cốc.

khoa-hoc-dinh-duong-cho-ba-bau-tung-giai-doan-6

Tháng thứ ba

Tháng thứ ba, bà bầu thích hợp với việc ăn canh gà trống và ăn nhiều các loại thịt, cá, trứng và các loại đậu.

khoa-hoc-dinh-duong-cho-ba-bau-tung-giai-doan-8

Tháng thứ tư

Ở tuần 19 thai kỳ, chiều dài của em bé khoảng 65mm và bé đã rất giống hình người. Chiều dài của bé không tăng quá mạnh nhưng các bộ phận trên cơ thể lại phát triển mạnh mẽ. Lúc này, ngón tay và ngón chân cũng đã tách ra hoàn toàn riêng biệt và chỉ cần một ống nghe, mẹ sẽ dễ dàng nghe được nhịp đập của tim thai. Dinh dưỡng tốt nhất cho xương: Canxi có trong Cá, trứng, sữa

Thời gian này, thai phụ nên ăn làm nhiều bữa. Và lưu ý không nên nhai lệch về một bên hàm và nhai kĩ rồi mới nuốt. Không nên ăn những loại thức ăn chứa các chất kích thích như: rượu, bia... và không hút thuốc lá. Nên ăn những loại thức ăn có chứa nhiều vitamin.

khoa-hoc-dinh-duong-cho-ba-bau-tung-giai-doan-10

 Tháng thứ năm 

Vào tuần thai thứ 20, cân nặng của em bé đạt khoảng 255 gram. Não của bé cũng bắt đầu phân chia từng khu vực cho vị giác, thính giác, thị giác, xúc giác, khứu giác phát triển. Bà bầu cần cũng cấp dinh dưỡng cho thị giác: Vitamin A có trong nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, bơ.

Trong tháng này, não bắt đầu phát triển nhanh, không nên ăn quá nhiều thịt.

khoa-hoc-dinh-duong-cho-ba-bau-tung-giai-doan-12

Tháng thứ sáu

Ở tháng thứ 6, thai nhi sinh trưởng rất nhanh  khi đó lượng canxi của người mẹ được thai nhi hấp thụ rất nhiều, rất dễ bị thiếu. Nếu lượng canxi không đủ thì sau này đứa trẻ sinh ra rất dễ bị loãng xương, đau răng hoặc viêm lợi và thai nhi cũng dễ bị gù lưng bẩm sinh.

Lượng máu và sắt cần cho thai nhi sẽ tăng lên gấp đôi. Ngoài ra, cơ thể người mẹ lại thêm dịch vị nên cũng ảnh hưởng đến việc hấp thụ lượng sắt trong cơ thể.

Dinh dưỡng tốt nhất: canxi, sắt, có trong các loại rau như: máu động vật, gan, thịt nạc, các loại cá, các loại đậu, các loại rau củ quả…

khoa-hoc-dinh-duong-cho-ba-bau-tung-giai-doan-15

Tháng thứ bảy

Trong tuần thứ 31. toàn bộ cơ thể, đặc biệt là chân tay của bé phát triển rất mạnh trong những tuần thai này và trọng lượng của bé đạt khoảng 2kg. Chất béo dưới da cũng nhiều hơn để giảm nếp nhăn, chân và tay cũng mập mạp lên trông thấy. Phổi và hệ tiêu hóa đã phát triển gần như cơ bản hoàn thành.

Dinh dưỡng tốt nhất: Vitamin D có trong cá, trứng.

khoa-hoc-dinh-duong-cho-ba-bau-tung-giai-doan-18

Tháng thứ tám, chín 

Mỗi ngày 5 bữa trở lên,vẫn lấy nguyên tắc mỗi lần ăn không cần ăn nhiều, nhưng ăn thành nhiều bữa.. Nên chọn loại thức ăn có khối lượng nhỏ mà chất dinh dưỡng lại cao như các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật, giảm thiểu các loại thức ăn có khối lượng lớn, nhưng dinh dưỡng lại thấp như đậu nành… 

Vào thời điểm tháng 9, em bé có thể đã nặng tới 3,2kg và dài khoảng 52cm. Về cơ bản, bé đã phát triển đầy đủ và có khả năng sống độc lập bên ngoài cơ thể mẹ. Đầu em bé cũng đã quay xuống khung xương chậu của mẹ để chuẩn bị cho hành trình chào đời.

Mẹ hãy tiếp tục một chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dưỡng chất để có sức lực đối mặt với quá trình vượt cạn.

Cuối giai đoạn mang thai dễ phát sinh các chứng bệnh cao huyết áp, do đó nên hạn chế ăn muối.

Ăn nhiều sữa bột, trứng gà và hoa quả sẽ tốt cho da của cả người mẹ và trẻ nhỏ. 

Nguồn: tổng hợp

Bình luận đánh giá: Khoa học dinh dưỡng cho bà bầu từng giai đoạn
Bình luận đánh giá sản phẩm
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
bình luận
Xem bình luận có đánh giá
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
Về Shop Trẻ Thơ
ShopTreTho.com.vn kinh doanh theo mô hình website trực tuyến kết hợp với hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ tại các thành phố lớn trên toàn quốc. Với phương châm "phục phụ khách hàng bằng cả trái tim" Shop Trẻ Thơ luôn lấy khách hàng làm trung tâm cho mọi hoạt động để tạo ra nhiều giá trị cộng đồng
Hơn 15.000 sản phẩm
500 thương hiệu nổi tiếng
Hỗ trợ 24/7 miễn phí cuộc gọi
Miễn phí vận chuyển
Giao hàng tận nhà