Siêu âm và xét nghiệm đóng vai trò quan trọng khi mang thai. Những kết quả sẽ giúp bác sỹ và sản phụ hiểu rõ về tình hình sức khỏe của cả mẹ và bé. Để có thể bắt đầu siêu âm và xét nghiệm, sản phụ ít nhất phải mang thai mười tuần. Các cuộc xét nghiệm sẽ cung cấp cho sản phụ những thôn tin về sức khỏe của thai nhi. Nếu có những nguy cơ tiềm ẩn, sản phụ sẽ cùng bác sỹ thảo luận và đưa ra những phương án loại bỏ nguy cơ tốt nhất.
Một lịch trình siêu âm sau sẽ giúp sản phụ có cái nhìn tổng quan khi tới các cơ sở y tế để khám thai định kỳ.
8 đến 14 tuần
Đây là thời gian để sản phụ lên lịch hẹn với bác sỹ. Bác sỹ sẽ thực hiện kiểm tra định kỳ như đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, tính toán tuổi thai nhi. Trong khoảng thời gian này, bác sỹ sẽ hỏi han tiểu sử thai kỳ của sản phụ và sản phụ nên cung cấp những thông tin cần thiết cho bác sỹ.
10 đến 14 tuần
Siêu âm sẽ nghe được nhịp tim của thai nhi, kiểm tra được sự phát triển của em bé. Một số bệnh và nghi vấn xấu của em bé có thể được tìm thấy trong thời gian này như hội chứng down.
Siêu âm sẽ nghe được nhịp tim của thai nhi, kiểm tra được sự phát triển của em bé. (ảnh minh họa)
16 tuần
Đây là lần thứ hai khám thai. Sản phụ sẽ có cuộc kiểm tra về nước tiểu và huyết áp nếu những cuộc kiểm tra này không được thực hiện trong giai đoạn từ 8 đến 14 tuần thai.
18 đến 20 tuần
Những thông tin về sức khỏe thai nhi sẽ được bác sỹ cung cấp đầy đủ hơn cho sản phụ. Siêu âm sẽ giúp bác sỹ chụp hình được các bộ phận trên cơ thể bé như tứ chi, đầu, mặt, cột sống, tim và bàng quang.
24 đến 28 tuần
Việc khám thai trong giai đoạn này được thực hiện với những người mẹ có con đầu lòng.
28 đến 30 tuần
Khám thai lại trong thời gian này chỉ giúp sản phụ có được sự cung cấp bổ sung thêm chất sắt nếu thấy cần thiết từ bác sĩ.
32 đến 40 tuần
Kiểm tra huyết áp và xét nghiệm nước tiểu có thể được lặp lại, nhưng với những sản phụ đã sinh nở thì có thể giản lược thời gian kiểm tra này.
41 tuần
Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về những bất chắc có thể xảy ra trong khi sinh nở.