Mang thai tuần thứ 17
24/09/2011 (482 lượt xem)
Bụng bạn to thấy rõ, đồng thời các cơ quan khác của cơ thể cũng to ra vì con bạn trong bụng càng lúc càng lớn.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ
Khung xương của bé chuyển từ sụn sang xương. Cột sống của bé không những dài hơn mà còn dày hơn và khỏe hơn trong 23 tuần cuối. Bé đã có thể cử động các khớp xương và tuyến mồ hôi cũng bắt đầu phát triển. Thính giác của bé cũng phát triển do tai đã phát triển hoàn thiện và nằm ở vị trí cố định. Ngoài ra, cơ thể bé cũng bắt đầu hình thành lớp mô mỡ giúp bé hoàn thiện các đặc điểm và hình dáng bên ngoài. Chất béo khá quan trọng, nó giúp bé điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và rất có ích cho quá trình chuyển hóa. Giai đoạn này, bé dài khoảng 16.5cm và nặng 113 gam.
NHỮNG THAY ĐỔI CỦA MẸ
Bụng bạn to thấy rõ. Đồng thời, các cơ quan khác của cơ thể cũng to ra vì con bạn trong bụng càng lúc càng lớn. Phần trên của bụng bắt đầu tròn hơn và càng lúc càng dài ra. Ngoài ra, tử cung của bạn phát triển làm đẩy ruột lên trên và sang một bên bụng. Hầu hết các thai phụ dễ dàng cảm nhận được sức nặng của thai nhi khi họ đang đứng nhưng khi nằm thì khó có thể cảm nhận được vì lúc này thai nhi bị dồn về phía cột sống.
Bạn có bắt đầu thấy hơi mất thăng bằng. Do bụng bạn to ra làm trọng tâm thay đổi, nên bạn cảm thấy hơi vướng víu và dễ mất thăng bằng khi bước đi.
LỜI KHUYÊN CHO MẸ
Trong suốt giai đoạn mang thai, bạn cần phải chú ý rằng mình dễ bị dị ứng và nhạy cảm hơn trước. Nhưng bạn cũng đừng quá bận tâm vì điều đó rất bình thường. Tuy nhiên, nếu những cơn dị ứng của bạn có liên quan đến công việc hàng ngày thì bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc để bảo đảm an toàn cho thai nhi.
Ngoài ra, bạn có thể gặp phải những cơn đau định kỳ ở chân, gọi là cơn đau dây thần kinh hông. Dây thần kinh hông là hệ thống dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể, chạy từ khung chậu đến bắp chân và có chức năng tiếp nhận cảm giác và vận động ở phần dưới cơ thể. Nguyên nhân gây đau dây thần kinh hông là do thai nhi phát triển, tạo áp lực đè lên các dây thần kinh.
Lúc này, bạn dễ mất thăng bằng nên hãy tránh các tình huống có nguy cơ gây té. Mang giày dép đế thấp có thể giảm rủi ro vấp té gây chấn thương vùng bụng, nguy hiểm cho cả bạn và bé. Để an toàn, bạn thường thắt đai an toàn khi đi xe. Nhưng lưu ý để phần dây đai bụng nằm phía dưới bụng, kéo vừa vặn ngang qua hông và chỉnh dây đai ngang vai vừa vặn nằm giữa 2 bầu ngực.Thời gian này, mắt bạn hay bị khô hơn. Có thể sử dụng thuốc nhỏ ngừa khô mắt mà không cần toa bác sĩ. Nếu đeo kính sát tròng thấy khó chịu, thử rút ngắn thời gian đeo kính. Nếu vẫn cảm thấy khó chịu, bạn nên đổi sang kính có gọng cho đến khi sinh nở xong.