Mang thai tuần thứ 35
25/09/2011 (455 lượt xem)
Phần lớn sự tăng trưởng của bé hoàn tất vào tuần 35. Hầu hết các phần của cơ thể bé đã phát triển hoàn chỉnh nên bé sẽ giành những tuần còn lại để tăng trọng lượng cơ thể.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ
Phần lớn sự tăng trưởng của bé hoàn tất vào tuần 35. Bé dài từ 40 đến 45cm và nặng 2,75 đến 3kg. Thận bé đã phát triển hoàn toàn, gan bắt đầu lọc chất thải. Hầu hết các phần của cơ thể bé đã phát triển hoàn chỉnh nên bé sẽ giành những tuần còn lại để tăng trọng lượng cơ thể. Vì bé đã lớn hơn rất nhiều nên không gian xung quanh bé trở nên chật hẹp. Do đó bạn sẽ nhận thấy rằng bé ít cử động hơn nhưng số lần "thai máy" thì vẫn không thay đổi.
NHỮNG THAY ĐỔI CỦA MẸ
Đáy tử cung cách rốn khoảng 15cm. Đến lúc này, bạn có thể tăng cân khoảng từ 12 đến 14,5kg . Bạn vẫn cảm thấy khó thở do tử cung chèn ép cơ hoành, gián tiếp tạo áp lực lên lồng ngực.
Đến cuối thai kỳ, bé bắt đầu tụt xuống nằm sâu trong khung xương chậu và điều này làm giảm sức ép lên cơ hoành, nên bạn không bị khó thở nữa. Nhưng ngược lại, điều này có thể tăng sức ép lên bàng quang làm bạn phải đi vệ sinh nhiều lần hơn.
LỜI KHUYÊN CHO MẸ
Từ tuần 35 đến 36, bạn cần đi khám thai mỗi tuần một lần đến khi sinh. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn đếm các cử động của bé nếu bạn chưa làm. Để có thể làm được điều này, bạn cần theo dõi các cử động của thai:
- Lý tưởng là bạn cảm thấy ít nhất 10 cử động trong vòng 2 giờ
- Sử dụng một cuốn sổ tay hay đồ thị để ghi lại các cử động
- Nếu bạn không cảm thấy được 10 cử động trong vòng 2 giờ, hãy đợi một vài giờ và thử lại lần nữa
- Nếu bạn vẫn không cảm thấy nhiều cử động, hãy đảm bảo đã đọc thông tin của chúng tôi về việc đếm số lần thai máy và liên hệ với bác sĩ khi cần thiết.[/UL]
Từ lúc này đến tuần thứ 37, bác sĩ sẽ nuôi cấy mẫu lấy từ âm đạo và trực tràng của bạn để xét nghiệm vi khuẩn Streptococcus nhóm B (GBS) (Đừng lo lắng-bác sĩ chỉ lấy mẫu bằng một que tăm bông nhỏ như tăm bông ráy tai, và không gây đau đớn). GBS thường vô hại ở người lớn, nhưng nếu bé của bạn bị lây khi sinh, nó có thể gây biến chứng nghiêm trọng, như viêm phổi, viêm màng não, hoặc nhiễm trùng máu. Khoảng 10-30% phụ nữ mang thai có nhiễm vi khuẩn mà không biết, nên cần phải được sàng lọc trước khi sinh (bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn trước đó, nhưng chúng lại biến mất theo thời gian, vì vậy nên bạn sẽ không phải xét nghiệm ở giai đoạn sớm của thai kì). Nếu bạn bị dương tính với xét nghiệm GBS, bác sỹ sẽ cho bạn dùng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch trong suốt thời gian chuyển dạ. Nó có tác dụng làm giảm bớt nguy cơ lây nhiễm sang bé.
Đây cũng là thời điểm tốt để lập kế hoạch sinh bé. Sử dụng mẫu của chúng tôi sẽ giúp bạn tập trung vào chi tiết cụ thể như những người sẽ có mặt, những kỹ thuật giúp bạn giảm bớt đau đớn và nơi bạn muốn con bạn ở sau khi sinh. Nó sẽ cho bạn điểm khởi đầu để thảo luận về mong muốn của bạn với đội ngũ y tế. Sinh con là điều không thể đoán trước được và rất có thể là bạn sẽ không làm theo kế hoạch đã đề ra. Nhưng hãy cứ suy nghĩ về sự lựa chọn của bạn trước khi sinh và chia sẻ điều này với người chăm sóc.
Khi ngày sinh bé là còn vài tuần nữa, bạn cần bắt đầu tìm một bác sĩ nhi khoa cho bé. Có thể nhờ bác sỹ sản khoa, nữ hộ sinh, gia đình hay bạn bè giới thiệu. Đây là lúc thích hợp để hỏi về các thông tin liên quan về số điện thoại ngoài giờ, số điện thoại khẩn cấp, chủng ngừa, các quy định về xếp lịch và hủy lịch hẹn...