Mang thai tuần thứ 40
25/09/2011 (668 lượt xem)
Sau nhiều tháng mong đợi, ngày dự sinh đã sắp đến gần, nhưng… bạn vẫn đang mang thai. Điều đó thật khó chịu, nhưng nó cũng là một tình huống thường gặp mà thôi.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÉ
Đến lúc này, hầu hết lông măng đều biến mất trên cơ thể bé, chỉ còn một ít ở vùng vai, chân và tay. Da toàn thân của bé có thể được phủ chất gây hoặc chỉ phủ chút ít ở nơi có nhiều nếp gấp. Phân su tích tụ ở ruột thai nhi và sẽ thải ra ngòai khi ruột của bé co bóp lần đầu. Nếu đây là đứa con thứ hai trở đi thì đầu của thai nhi đã lọt vào khung xương chậu rồi. Thật khó để nói chắc chắn rằng bây giờ bé của bạn lớn như thế nào. Xương sọ của bé vẫn chưa gắn liền nhau để bé có thể điều chỉnh trong quá trình chuyển dạ. Vì vậy, đầu của một số bé có thể trông giống hình nón khi ra đời. Đừng lo lắng vì điều đó chỉ là bình thường và tạm thời.
NHỮNG THAY ĐỔI CỦA MẸ
Sau nhiều tháng mong đợi, ngày dự sinh đã sắp đến gần, nhưng… bạn vẫn đang mang thai. Điều đó thật khó chịu, nhưng nó cũng là một tình huống thường gặp mà thôi. Có thể bạn không phải đợi lâu như bạn nghĩ đâu vì nếu tính ngày dự sanh chỉ đơn giản dựa vào ngày có kinh cuối thì vẫn có thể sai lệch 2 tuần vì chúng ta không thể biết chính xác ngày rụng trứng. Ngay cả khi với 1 ngày dự sinh đáng tin cậy, nhiều thai phụ có thể có thai kì dài hơn mà không có lí do nào rõ rang cả.
Bạn có thể thấy bứt rứt, tê chân ở chân, da bụng căng ra và có cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Bụng của bạn bây giờ lớn đến nỗi bạn khó có thể nằm thoải mái. Vào thời kỳ này bạn sẽ cảm thấy mình rất lóng ngóng, vụng về và thường va chạm vào các đồ vật trong nhà do kích cỡ quá khổ của bụng mình. Mọi cử động của bạn có vẻ phải gắng sức mới xong. Bạn có cảm giác nằng nặng ở bụng dưới. Tử cung của bạn mềm hơn và co giãn tốt hơn chuẩn bị cho lúc chuyển dạ. Các co thắt Braxton Hicks đôi khi làm bạn nghĩ là mình đã đến lúc chuyển dạ. Bạn cũng cảm thấy nôn nóng và nhẹ nhõm vì nghĩ mình sắp tới đích rồi.
Bạn vẫn còn tới 2 tuần nữa mới bị cho là "sinh muộn". Nhưng để đảm bảo là bé của bạn vẫn khỏe mạnh, bác sĩ sẽ kiểm tra để chắc chắn bạn có thể tiếp tục thai kì. Bạn có thể có một hồ sơ sơ lược tình trạng sinh lí của thai (BPP), gồm một hình siêu âm để xem cử động tổng thể của thai, cử động thở (cử động của cơ ngực và cơ hoành), và cử động cơ (bé có nắm và mở bàn tay của mình, hoặc bé có duỗi, sau đó co các chi lại hay không), cũng như tổng lượng nước ối bao quanh bé (điều này rất quan trọng để biết nhau thai nuôi dưỡng bé như thế nào). Việc đo nhịp tim của bé (gọi là xét nghiệm nonstress hay NST) cũng được thực hiện một cách riêng lẽ hoặc cùng với BPP. Nếu cuộc kiểm tra cho kết quả không tốt- ví dụ như lượng nước ối quá ít - bạn sẽ phải giục sinh. Nếu tình trạng nguy hiểm, bạn có thể sẽ phải mổ bắt thai ngay lập tức.
LỜI KHUYÊN CHO MẸ
Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt trong những ngày cuối sắp sinh. Nếu trong một ngày bạn cảm thấy thai nhi cử động ít hơn 10 lần, bạn nên báo bác sĩ hoặc nữ hộ sinh để kiểm tra nhịp tim của thai nhi ngay. Nếu các cơn co thắt Braxton Hicks xảy ra dồn dập, bạn nên áp dụng các kỹ thuật thở đã học. Đừng lo lắng nếu đứa bé không ra đời đúng ngày dự sanh vì bé có thể ra đời sớm hay chậm hơn dự tính 2 tuần.