Những điều cần biết khi mang thai - Kiêng kị như nào cho đúng?
22/11/2018 (3611 lượt xem)
Để quá trình ”vượt cạn” thành công và ”mẹ tròn, con vuông” thì các bà bầu cần đặc biệt chú ý đến vấn đề kiêng cữ và chế độ dinh dưỡng. Các cụ đã truyền lại những điều cần biết khi mang thai nhất định bạn phải nhớ rõ. Bởi lẽ, chỉ một chút sơ sẩy thôi cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. Để biết thêm những kiến thức cần thiết trong 9 tháng thai kì, mẹ bầu có thể tham khảo những thông tin sau đây.
Mẹ bầu cần kiêng những gì trong giai đoạn thai kì?
1. Những điều cần biết khi mang thai, kiêng cữ theo quan niệm dân gian
Chụp ảnh bầu nên hay không?
- Kiêng chụp ảnh: Theo quan niệm xưa, phụ nữ khi có bầu thì tuyệt đối không được chụp ảnh. Việc này có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi cũng như khiến đứa bé lớn lên bị vô duyên. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kì một nghiên cứu khoa học nào chỉ ra rằng chụp ảnh có ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ. Thậm chí, chụp ảnh bầu đang là trào lưu mới rộ lên trong những năm gần đây.
- Kiêng cắt tóc: Rất nhiều mẹ bầu tin rằng việc cắt tóc trong giai đoạn thai kỳ sẽ tạo ra điều xui xẻo, khiến cuộc đời của đứa trẻ bị rút ngắn. Thực chất thì quan niệm này hoàn toàn vô căn cứ. Để gọn gàng và thuận tiện hơn, bạn vẫn có thể cắt tóc ngắn đi, miễn là nó khiến bạn cảm thấy tự tin và thỏa mái. Hãy yên tâm rằng, cắt tóc không gây ra bất kì ảnh hưởng nào với "thiên thần nhỏ" của bạn.
- Kiêng ngồi xổm gội đầu khi bụng đã to: Đây là một quan niệm tương đối chính xác và trùng khớp với các nghiên cứu khoa học. Bởi lẽ, khi bụng bầu đã to thì việc ngồi xổm sẽ tác động đến phần tử cung của mẹ, làm cản trở quá trình hô hấp của thai nhi.
Quan niệm dân gian cho rằng chỉ nên sắm đồ sau 8 tháng thai kì
- Sau 8 tháng mới được mua đồ cho bé: Người xưa cho rằng, việc sắm đồ từ quá sớm, đặc biệt là khi thai nhi chưa đủ 8 tháng tuổi sẽ khiến trẻ bị dị tật, thậm chí là không thể cất tiếng khóc chào đời. Do đó, một số trường hợp mẹ bầu bị sảy thai, thai lưu đã quy chụp việc mua đồ sớm là nguyên nhân dẫn đến hậu quả này.
- Kiêng vận động: Theo quan niệm dân gian, phụ nữ có thai phải nằm yên một chỗ, kiêng vận động và đi lại để tránh động thai. Trên thực tế, các bác sĩ sản khoa lại chỉ ra rằng: "Phụ nữ không vận động trong thai kì sẽ khiến khí huyết khó lưu thông, ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ và bé". Chính vì vậy, hiện nay rất nhiều chị em đã hướng đến việc tập yoga cho bà bầu để chuẩn bị tâm lý và sức khỏe, hướng đến ngày "vượt cạn" của mình.
Bà bầu không nên ăn ốc, đúng hay sai?
- Tiếp theo những điều cần biết khi mang thai, dân gian có dạy lại mẹ bầu phải kiêng ăn ốc: Các cụ thường cho rằng, việc mẹ ăn ốc trong giai đoạn thai kì sẽ khiến con sinh ra nhỏ nhiều dãi. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học lại khẳng định: "Ốc chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Ốc cũng không hề khiến trẻ bị nhỏ dãi như lời đồn của dân gian". Do đó, mẹ vẫn có thể sử dụng loại thực phẩm này bình thường, nhưng cần lưu ý đến vấn đề nguồn gốc và khâu vệ sinh để tránh bị nhiễm vi khuẩn, giun sán.
Có thể nói rằng, quan niệm dân gian về vấn đề kiêng cữ còn nhiều điều chưa hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, ”có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, mẹ bầu hãy chọn lọc một số điểm và áp dụng với bản thân mình nhé!
2. Kiêng khem theo khoa học những điều cần biết khi mang thai
Bà bầu tuyệt đối không nên uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích
- Kiêng các chất kích thích: Trong giai đoạn thai kì, mẹ bầu tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như: ma túy, rượu bia, thuốc lá, cà phê thậm chí là nước ngọt. Các chất này có thể làm thai nhi bị dị dạng, thậm chí khiến mẹ bầu sảy thai.
- Kiêng quan hệ trong một số thời điểm: Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kì), 90% bác sĩ sẽ đưa ra lệnh ”cấm vận” cho chuyện chăn gối của bạn. Bởi lẽ, đây là thời kì thai nhi chưa ổn định và còn rất nhạy cảm, ”chuyện yêu” của bố mẹ có thể sẽ khiến bé bị tổn thương. Đặc biệt, bạn cũng cần ngưng quan hệ nếu có tiền sử sinh non hay xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: chảy máu âm đạo, dọa xảy thai, nước ối không ổn định,…
- Kiêng làm tóc trong giai đoạn thai nhi 3 tháng đầu: Nếu có ý định làm tóc trong giai đoạn này thì bạn nên dời lịch sang tháng thứ 4 trở đi – khi mà em bé đã ổn định và cứng cáp hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên đặc biệt lưu ý đến vấn đề chất lượng thuốc nhuộm để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của trẻ.
Bà bầu không nên sơn móng tay
- Kiêng sơn móng tay: Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ thường xuyên sơn móng tay có chỉ số IQ thấp hơn hẳn so với bạn bè đồng trang lứa. Chính vì vậy, nếu có sở thích sơn móng tay thì bạn cũng nên tạm từ bỏ trong giai đoạn mang bầu để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe và trí tuệ của con yêu.
- Kiêng một số hoạt động và tư thế: Những điều cần biết khi mang thai, đặc biệt là thời điểm 3 tháng đầu và giai đoạn 3 tháng cuối thai kì, bạn cần tránh leo trèo và làm việc nặng. Hạn chế gập người, bắt chéo chân, đứng quá lâu hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột. Những tư thế này có thể gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt, hạn chế lưu thông khí huyết, thậm chí là suy giãn tĩnh mạch.
- Kiêng một số loại thực phẩm: Mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý và tránh xa các loại thực phẩm có chất gây co bóp tử cung hoặc gây dị ứng như: dứa, rau chùm ngây, đu đủ xanh, nhãn, táo mèo, rau răm, rau ngót, rau sam, ngải cứu, nước dừa,…
Những loại thực phẩm gây ra nguy cơ sảy thai mẹ bầu nên tránh
Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai
Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ số về cân nặng, kích thước và trí tuệ của trẻ. Chính vì vậy, mẹ bầu cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống cân bằng và hợp lí.
Các bữa ăn cần được đổi món và đa dạng hóa để tránh nhàm chán và giúp mẹ bầu có cảm giác ngon miệng hơn. Những điều cần biết khi mang thai, thực đơn trong giai đoạn thai kì của mẹ bầu cần có đầy đủ các chất sau:
- Tinh bột: Đây là thành phần cung cấp nguồn năng lượng và đảm bảo hoạt động tốt nhất cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi. Bạn có thể bổ sung nhóm chất này qua các thực phẩm như: bánh mì, khoai, ngô, sắn, gạo lứt, ngũ cốc,..
- Chất đạm và chất béo: Trung bình một ngày, mẹ bầu cần nạp vào cơ thể ít nhất 40g chất béo và 70g chất đạm. Đây là nhóm chất quan trọng, tham gia vào hoạt động tạo máu, xây dựng nên các tế bào, cũng như hình thành nhau thai. Nhóm chất này có nhiều trong các loại thực phẩm như: thịt lợn, thịt cá, thịt bò, trứng, tôm, đậu, gạo nếp,…
Nhóm thực phẩm giàu chất đạm và chất béo
- Vitamin và các khoáng chất cần thiết: Vitamin A, B, C, D, E cũng như các khoáng chất calcium, phosphorus, potassium, i-ốt, sắt và kẽm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé. Đây là nhóm chất giúp nâng cao sức đề kháng, thúc đẩy sự phát triển tế bào và tăng cường quá trình lưu thông máu của cơ thể. Bạn có thể bổ sung nhóm chất này bằng cách sử dụng các thực phẩm như: rau chân vịt, cải bó xôi, cà chua, nho, chuối, cà rốt, sung,…
- Sữa cho bà bầu: Hiện nay, thị trường Việt Nam rất đa dạng các thương hiệu sữa bầu như Meiji, XO, I am Mother,... trong sữa có nhiều thành phần dinh dưỡng tổn hợp mà thực phẩm tự nhiên không có.
Các mẹ tham khảo một số loại sữa bầu tại đây
Trên đây là những điều cần biết khi mang thai cũng như chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn thai kì. Hi vọng rằng, bài viết sẽ mang đến cho bạn nguồn thông tin hữu ích, giúp bạn có thêm những kiến thức để chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của bản thân và "thiên thần nhỏ" sắp chào đời.
Chúc các mẹ và các bé luôn khỏe mạnh.