Phòng tránh chóng mặt ở người cao tuổi

Đồ sơ sinh , 02/02/2010 (406 lượt xem)

Chóng mặt là tình trạng rối loạn khả năng định hướng về không gian dẫn đến giảm hoặc mất khả năng giữ thăng bằng. Theo một số nghiên cứu dịch tễ học gần đây, biểu hiện này xảy ra ở khoảng 28-36% những người trên 60 tuổi và tỷ lệ này tăng lên 45 -70% ở những người trên 70 tuổi. Đa số những trường hợp chóng mặt ở người cao tuổi là lành tính, tự khỏi và có thể xác định được nguyên nhân.

Phòng tránh chóng mặt ở người cao tuổi

Các thầy thuốc không nên coi chóng mặt là hậu quả của tuổi già mà cần tìm kiếm nguyên nhân để xử trí. Các hậu quả của chóng mặt ở người lớn tuổi là gây ngã, sợ ngã và hạn chế hoạt động. Theo một nghiên cứu gần đây ở Mỹ, 6,4 – 7,2% các trường hợp ngã ở người lớn tuổi có liên quan trực tiếp đến biểu hiện hoa mắt chóng mặt. Các nhóm nguyên nhân chủ yếu gây chóng mặt ở người lớn tuổi là nhóm các bệnh lý tim mạch, rối loạn tiền đình ngoại vi, tổn thương thần kinh trung ương, bệnh lý mạch máu ở thân não, rối loạn tâm thần, do thuốc và hội chứng tăng thông khí phổi. Có khoảng 20% các trường hợp chóng mặt ở người lớn tuổi không xác định được nguyên nhân.

Thời gian diễn biến của triệu chứng là một yếu tố rất quan trọng để chẩn đoán nguyên nhân của chóng mặt. Những cơn chóng mặt cấp tính kéo dài dưới 1 phút, diễn ra đều đặn thường liên quan đến các bệnh lý của hệ thống tiền đình ngoại vi. Chóng mặt kéo dài từ một vài phút đến 1-2 giờ thường xảy ra trong bệnh Meniere, thiếu máu não tạm thời hoặc các rối loạn tâm thần. Chóng mặt kéo dài từ vài giờ đến 1 ngày thường gặp trong bệnh Meniere hoặc các bệnh lý khác gây rối loạn thăng bằng trường diễn.

Xác định và xử trí nguyên nhân là biện pháp quan trọng nhất trong điều trị chóng mặt ở người lớn tuổi. Để điều trị triệu chứng chóng mặt, các nhóm thuốc thường được sử dụng là thuốc kháng histamine, nhóm benzodiazepine, các thuốc kháng cholinergic, thuốc chẹn kênh canxi và một số thuốc chống nôn. Tất cả các thuốc này nên được dùng một cách dè dặt với liều thấp nhất có thể và hạn chế dùng kéo dài ở người lớn tuổi vì chúng có thể gây giảm khả năng hoạt động bù của hệ thần kinh trung ương và nhiều tác dụng phụ khác.

Các thuốc kháng hệ cholinergic ở thần kinh trung ương như scopolamine và atropine là những thuốc quan trọng nhất hiện nay trong điều trị triệu chứng chóng mặt. Tác dụng phụ thường gặp nhất của các thuốc này là gây khô miệng, giãn đồng tử, giảm khả năng tập trung và buồn ngủ. Do các thuốc kháng cholinergic có thể gây giảm khả năng hoạt động bù của tiền đình và có nhiều tác dụng phụ nên cần tránh dùng kéo dài trong các trường hợp chóng mặt do rối loạn tiền đình ngoại vi. Miếng dán ngoài da của scopolamine có thể được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân có nôn nhiều gây giảm hấp thu thuốc nếu dùng đường uống, tuy nhiên, nên tránh dùng kéo dài vì có thể gây kích ứng da. 

Các thuốc kháng histamine H1 thế hệ 1 như meclizine, dimenhydrinate và diphenhydramine với khả năng kháng cả histamine và cholinergic ở hệ thần kinh trung ương nên có thể giúp giảm cả triệu chứng chóng mặt và buồn nôn trong hội chứng tiền đình cấp, gây ra do các rối loạn tiền đình ngoại vi (như các đợt cấp của viêm tai trong, viêm thần kinh ốc tai tiền đình hoặc bệnh  Meniere). Các thuốc kháng histamine thế hệ mới như loratadine không có tác dụng trong các trường hợp này do không xâm nhập được vào hệ thần kinh trung ương. Những bệnh nhân lớn tuổi nên bắt đầu điều trị với liều thấp nhất có thể của các thuốc này để giảm bớt tác dụng an thần của thuốc. Các dẫn xuất của nhóm benzodiazepine có tác dụng ức chế các đáp ứng tiền đình ở hệ thần kinh trung ương nên có thể giảm triệu chứng chóng mặt ngay ở liều rất thấp và thường được sử dụng trong các trường hợp chóng mặt mạn tính do tổn thương tiền đình. Đáng lưu ý là các thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ như giảm khả năng nhớ, tăng nguy cơ ngã và rối loạn khả năng hoạt động bù của ốc tai ở người lớn tuổi. Thuốc thường dùng nhất trong nhóm benzodiazepine để điều trị chóng mặt là lorazepam, do thuốc này có hiệu quả cao, tác dụng ngắn hạn và ít tác dụng phụ nếu được dùng với liều không quá 0,5mg × 2 lần mỗi ngày. Thuốc có thể được dùng đường uống hoặc ngậm dưới lưỡi trong các trường hợp chóng mặt cấp tính. Các thuốc khác có thể được sử dụng là diazepam đường uống với liều  2mg × 2 lần mỗi ngày hoặc clonazepam 0,5 mg × 2 lần mỗi ngày. Các dẫn xuất benzodiazepine tác dụng kéo dài thường không có tác dụng giảm triệu chứng chóng mặt. Một số dẫn xuất của nhóm chẹn kênh canxi như unarizine, cinnarizine và flunarizine có tác dụng khá tốt trong điều trị và dự phòng biểu hiện chóng mặt do nhiều nguyên nhân khác nhau ở người lớn tuổi. Tác dụng điều trị chóng mặt của các thuốc này có được là nhờ khả năng kháng histamine, kháng cholinergic và kháng dopamine.

Các bệnh nhân chóng mặt do rối loạn tiền đình thường có kèm theo biểu hiện buồn nôn nên các thuốc chống nôn có thể được sử dụng trong điều trị các trường hợp này. Các dẫn xuất của nhóm phenothiazines (như prochlorperazine và promethazine) và butyrophenones (như haloperidol) có tác dụng chống nôn khá tốt do khả năng ức chế tác dụng của dopamine ở hệ thần kinh trung ương. Do các thuốc này có nhiều tác dụng phụ như an thần, rối loạn trương lực cơ, nên cần dùng ngắn ngày và theo dõi chặt chẽ. Một số thuốc chống nôn khác cũng có thể được sử dụng là bột gừng khô, metoclopramide, domperidone và các dẫn xuất của nhóm khang 5-HT3 (như ondansetron).

Bình luận đánh giá: Phòng tránh chóng mặt ở người cao tuổi
Bình luận đánh giá sản phẩm
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
bình luận
Xem bình luận có đánh giá
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
Về Shop Trẻ Thơ
ShopTreTho.com.vn kinh doanh theo mô hình website trực tuyến kết hợp với hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ tại các thành phố lớn trên toàn quốc. Với phương châm "phục phụ khách hàng bằng cả trái tim" Shop Trẻ Thơ luôn lấy khách hàng làm trung tâm cho mọi hoạt động để tạo ra nhiều giá trị cộng đồng
Hơn 15.000 sản phẩm
500 thương hiệu nổi tiếng
Hỗ trợ 24/7 miễn phí cuộc gọi
Miễn phí vận chuyển
Giao hàng tận nhà