Cách làm giảm khó chịu vì phù chân khi mang thai của mẹ Tíu

sudo , 09/01/2019 (493 lượt xem)

Phù chân khi mang thai là hiện tượng rất phổ biến của những bà bầu sắp ở giai đoạn cuối của thai kỳ và mẹ Tíu cũng không phải là ngoại lệ. Thế nhưng, nhiều mẹ gặp phải trường hợp phù chân khi đến giữa thai kỳ thì đây là hiện tượng không thể chủ quan đâu nhé. Dưới đây là những chia sẻ thực tế của mình trong quá trình bầu bạn Tíu.

Phù chân khi mang thai

Mẹ Tíu bị phù chân khi mang thai

Tại sao lại có hiện tượng phù chân khi mang thai

Mình không phải là bác sỹ nên cũng không thể giải thích rõ cho các mẹ tại sao lại bị phù chân khi mang thai. Đại ý theo mình hiểu là: ở thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ thay đổi, hệ thống dây chằng trở nên mềm yếu và lỏng lẻo hơn do đó dễ dàng chứa được thai nhi hơn. Đó là lý do chúng ta nhìn “béo/mập/tròn” hơn trước rất nhiều.

Một phần do lượng nước được tích trữ vào cơ thể, máu còn được sản xuất để dư thêm 50% so với bình thường thì mới có thể nuôi dưỡng em bé ở trong bụng được.

Trước khi bầu bạn Tíu mình chỉ có 40kg thôi, nhưng lên bàn sinh là mình 61kg rồi, tăng 21kg so với lúc đầu. Sự thay đổi này gây áp lực lên đôi chân gây ra triệu chứng máu không lưu thông và gây ra hiện tượng phù chân khi mang thai, tê mỏi nhất là trong những tháng cuối của thai kì.

Mẹ Tíu trước và sau khi mang bầu

Mẹ Tíu trước và sau khi mang bầu

Mình nhớ thời điểm mình bị phù chân khi mang thai là tuần thứ 34, lúc đó mình vẫn đang đi làm, từ việc cân nặng tăng quá nhanh cộng thêm chỉ ngồi 1 tư thế duy nhất trong nhiều giờ nên dẫn đến việc chân bị phù rất nhanh, hay kinh nghiệm dân gian còn gọi là hiện tượng xuống máu. Đợt đó các bà, các mẹ trong nhà mình hay bảo “cứ xuống máu 3 lần là sinh” và hình như thế thật.

Các mẹ biết không, khi bầu bạn Tíu mình chuyển đi từ giày đế bệt sang đi dép lê luôn, cỡ dép cũng tăng từ 35 thành 37 cho thoải mái hơn.

Có một đợt mình cũng bị phù chân vào khoảng giữa thai kỳ, đi khám thì bác sỹ bảo mình bị dư ối, có nguy cơ tiểu đường. Đợt đó là do ăn uống quá nhiều (trộm vía mình không bị nghén và rất thèm ăn), sau đợt đó là phải về ăn ít lại và khoa học hơn thì không còn hiện tượng này nữa.

Thời gian đó mình có tham gia vào 1 group trao đổi kinh nghiệm chăm con của các mẹ thì được biết có nhiều mẹ bị phù chân khi mang thai theo bệnh lý, tức là ngoài phù chân thì các mẹ còn hay bị những triệu chứng đi kèm như buồn nôn, đau đầu, đau các cơ liên sườn hay việc bị giảm thị lực. Nhóm đối tượng này cũng khá ít, chủ yếu rơi vào các mẹ lớn tuổi mới mang thai hoặc tiền sử đã có 1 vài bệnh liên quan đến huyết áp hay đã từng bị tiền sản giật.

Vậy làm thế nào để giảm hiện tượng phù chân khi mang thai

  • Vận động nhẹ nhàng: Như mình đã chia sẻ ở trên thì thời điểm mình bị phù chân là lúc mình vẫn đi làm nên hay ngồi một chỗ. Sau đó thì mình đi lại nhiều hơn, khi ngủ thường kê cao gối và nằm sang bên trái để làm giảm áp lực lên tĩnh mạch.
  • Ngâm chân: Buổi tối về nhà thì mình thường xuyên ngâm chân vào nước nóng có pha một chút gừng, mẹ mình nói điều này sẽ giúp lưu thông máu giảm hiện tượng sưng phù chân khi mang thai.

Ngâm chân vào nước ấm có pha gừng

Ngâm chân vào nước ấm có pha gừng để giảm tình trạng phù chân khi mang thai

  • Chọn giày dép phù hợp: Mình nói không với dép, giày cao gót từ thời điểm có bầu bạn Tíu, vì mình biết khi máu bị dồn xuống mùi chân do dép quá cao một phần sẽ làm chân bị tê mỏi, phù tích máu, thêm nữa cũng rất dễ gây nguy hiểm vì đây là giai đoạn nhạy cảm, cần giữ an toàn cho mẹ và bé.
  • Chú ý đi vệ sinh: Khi có bầu đến gần cuối thai kỳ, thai nhi to lên làm chèn vào bàng quang dẫn đến hiện tượng đi vệ sinh nhiều lần. Bác sỹ cũng khuyên mình là không nên nhịn đi tiểu vì dễ tác động thêm làm hiện tượng phù chân khi mang thai nghiêm trọng hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng: Điều chú ý là các mẹ nên bổ sung đầy đủ chế độ dinh dưỡng nhé nhất là sắt và canxi. Không nên ăn mặn vì sẽ làm cơ thể bị tích nước, tuyệt đối tránh những sản phẩm có chứa cồn và cafein nhé.

Loại sắt mình dùng khi mang thai

Một điều cuối cùng mình đã áp dụng đó là ăn uống khoa học. Có thời điểm mình ăn liên tục vì thèm ăn quá, mà lại chỉ thèm ăn tinh bột và sữa đặc dẫn đến cơ thể tăng cân quá đà, sau khi nghe bác sỹ nhắc nhở thì mình đã kiểm soát lại chế độ ăn. Điều này vừa có lợi cho con, lại vừa giúp cho mẹ khỏi những nguy cơ bệnh tiểu đường hiệu quả nhất.

Trên đây là những chia sẻ cá nhân của mình. Hi vọng có thể giúp ích cho các mẹ đang băn khoăn về vấn đề phù chân khi mang thai và có cách điều chỉnh hợp lý nhất cho sức khỏe của mình.

Cảm ơn các mẹ đã đọc bài viết, chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

Bình luận đánh giá: Cách làm giảm khó chịu vì phù chân khi mang thai của mẹ Tíu
Bình luận đánh giá sản phẩm
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
bình luận
Xem bình luận có đánh giá
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI
Về Shop Trẻ Thơ
ShopTreTho.com.vn kinh doanh theo mô hình website trực tuyến kết hợp với hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ tại các thành phố lớn trên toàn quốc. Với phương châm "phục phụ khách hàng bằng cả trái tim" Shop Trẻ Thơ luôn lấy khách hàng làm trung tâm cho mọi hoạt động để tạo ra nhiều giá trị cộng đồng
Hơn 15.000 sản phẩm
500 thương hiệu nổi tiếng
Hỗ trợ 24/7 miễn phí cuộc gọi
Miễn phí vận chuyển
Giao hàng tận nhà