Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu? Ngôi thai ngược có nguy hiểm?
15/11/2018 (1922 lượt xem)
Việc nhận biết thai bao nhiêu tuần thì quay đầu là vô cùng quan trọng trong khi mang thai và sinh nở. Dấu hiệu ngôi thai ngược là gì? Khi mẹ bầu bị ngôi thai ngược có nguy hiểm không, bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ giải đáp những băn khoăn trên.
Dấu hiệu thai nhi quay đầu (minh họa)
Tại sao thai lại quay đầu? Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu?
Từ khi bắt đầu hình thành trong bụng mẹ, tất cả các bé đều ngồi ở dạng đầu hướng lên trên và mông hướng xuống đất. Đến một giai đoạn nhất định, bé sẽ quay đầu hướng xuống dưới, tạo vị trí thuận lợi dễ dàng "trượt" ra khỏi cơ thể mẹ. Mặc dù quay đầu là cơ chế tự động của thai nhi trong tử cung, nhưng vẫn có tỷ lệ không nhỏ thai nhi không chịu quay đầu cho đến tận lúc sinh. Những trường hợp này sẽ được các bác sĩ theo dõi rất sát sao, bắt buộc chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con trong quá trình lâm bồn.
Nhưng tại sao thai nhi cần phải quay đầu? Khi bé quay đầu xuống dưới, phần tiếp xúc với bên ngoài đầu tiên đương nhiên sẽ là phần đầu, mà quan trọng nhất chính là mũi. Khi nước ối đã vỡ, bên trong bụng mẹ sẽ hoàn toàn thiếu hụt oxy cho sự hô hấp của trẻ. Cho đầu bé ra ngoài trước, bé sẽ nhanh chóng tự thở để kịp thời cung cấp oxy.
Trong trường hợp bé không chịu quay đầu, nếu đẻ thường sẽ khiến đầu bé mắc kẹt tương đối lâu trong túi ối đã vỡ, gây nguy cơ viêm nhiễm đến vùng mắt cũng như hô hấp của trẻ. Chính bởi thế, chỉ định phẫu thuật chính là phương án hợp lý nhất để các bác sĩ chuẩn bị kịp thời, ngăn ngừa mọi tình huống xấu có thể xảy ra với thai nhi.
Ngôi thai nhi trong bụng me
Vậy thai bao nhiêu tuần thì quay đầu? Khoảng thời gian trung bình để xảy ra "sự kiện" này là vào khoảng tuần 36, 37 của thai kỳ. Vẫn có những trường hợp "cứng đầu" hơn, đến tận tuần 40 mới chịu quay đầu, hoặc cũng có bé tương đối "vội vã", mới tuần 28 đã "chổng mông" lên trời vô cùng nhẹ nhàng. Nhưng đau đầu nhất vẫn là nhóm thai nhi "khó chiều" nhất quyết chỉ giữ nguyên một tư thế cố định không xoay chuyển.
Mặt khác, thai quay đầu vào thời điểm nào còn phụ thuộc vào số lần sinh nở của mẹ. Nếu là bé đầu tiên, thai sẽ quay đầu vào khoảng tuần 35, còn nếu là bé thứ hai, thời điểm quay đầu sẽ muộn hơn từ 2-3 tuần. Bởi thế nên các mẹ đừng vội vàng lo lắng nếu thấy bé sau quay đầu muộn hơn bé trước nhé, đây là điều hoàn toàn bình thường.
Các dấu hiệu giúp mẹ biêt được thai bao nhiêu tuần thì quay đầu
Không có một dấu hiệu nào cho thấy rõ ràng việc thai nhi đã quay đầu hay chưa, nhưng các mẹ có thể dự đoán được và đến bệnh viện để kiểm tra nếu muốn xác minh một cách chính xác. Để đoán biết thai bao nhiêu tuần thì quay đầu, các mẹ hãy lưu ý đến các điểm sau đây:
- Tăng áp lực vùng bụng dưới và xương chậu: thai nhi quay đầu làm mẹ phải chịu các chèn ép lớn hơn ở vùng bụng dưới và vùng chậu, khiến việc đứng hay ngồi đôi khi không được thoải mái.
- Dễ thở hơn: vì đầu của bé đã quay đầu xuống dưới, không còn chèn ép lên phổi cùng lồng ngực, mẹ sẽ cảm thấy dễ thở hơn giai đoạn trước rất nhiều.
- Mẹ ăn uống dễ dàng hơn: áp lực của thai nhi lên dạ dày cũng giảm đi khi thai nhi quay đầu, bởi vậy mẹ có thể ăn ngon và ăn nhiều hơn trước.
- Số lần đi vệ sinh gia tăng: đầu của bé chúc xuống dưới trực tiếp chèn ép lên bàng quang nên tần suất "ghé thăm" nhà vệ sinh của mẹ sẽ còn nhiều hơn trước đó nữa.
Ngoài ra còn có một số ảnh hưởng khác lên cơ thể mẹ như trĩ, táo bón, đau lưng dưới, co thắt chuyển dạ giả, chân phù, thay đổi dịch nhầy… tất cả đều do sự chèn ép của đầu bé đến các bộ phận lân cận xung quanh đó.
Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi thai nhi quay đầu
Thai nhi quay đầu dĩ nhiên là một sự kiện vô cùng quan trọng trong quá trình các bà mẹ mang thai cũng như quá trình phát triển của bé. Chính vì thế, theo dõi và quan sát tình trạng thai nhi trong thời điểm này là điều mà mẹ bầu cần phải thực hiện thường xuyên. Vậy những điều các mẹ cần lưu ý khi thai nhi quay đầu là gì?
Thai nhi quay đầu sớm có phải là dấu hiệu sinh sớm hay không?
Rất nhiều mẹ bầu lầm tưởng rằng cứ hễ thai nhi quay đầu thì thời điểm sinh cũng đến, đây là quan niệm hoàn toàn không có căn cứ. Muốn khẳng định chắc chắn sắp sinh hay chưa, các mẹ cần đến siêu âm để nhận được những tư vấn chính xác của bác sĩ. Hoặc nếu gần đến giai đoạn sinh, các mẹ cũng sẽ nhận thấy một vài dấu hiệu khác đi cùng như đau lưng, phù nề một vài nơi trên cơ thể, …
Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu là câu hỏi của nhiều mẹ
Thai nhi quay đầu không đúng vị trí
Hiện tượng thai nhi quay đầu theo dạng trôi nổi vẫn rất hay xảy ra, một trong những trường hợp quay đầu nguy hiểm nhất chính là thai nhi quay đầu dựa gáy vào xương sống của mẹ, hay còn gọi là ngôi thai ngược. Điều này tạo áp lực rất lớn lên vùng lưng mẹ bầu, gây nên các cơn co thắt khó chịu.
Tuy vậy, với nền khoa học y tế phát triển cùng hàng loạt trang thiết bị hiện đại, dù bé ở ngôi thai ngược thì vẫn có cách để các bác sĩ lấy bé ra, đảm bảo kết quả cuối cùng của quá trình sinh nở đều là "mẹ tròn con vuông".
Quan trọng hơn cả là các mẹ phải tuyệt đối tuân theo những theo dõi sát sao của bác sĩ, không lo lắng quá nhiều mà phải giữ tâm lý thật vững và vui vẻ chờ đón sự ra đời đứa con của mình.
Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu giờ đã không còn là câu hỏi khiến mẹ bầu phải thắc mắc nữa. Mẹ cũng đã có thêm những kiến thức bổ ích cho hành trình mang thai, cũng như trang bị đầy đủ những kỹ năng để chăm sóc cho bé yêu trong bụng ngày càng mạnh khỏe.
Hy vọng mẹ sẽ có được một thai kỳ vui vẻ, nuôi con khỏe.
Các mẹ có thể tham khảo thêm thông tin Thai nhi 3 tháng đầu và những điều mẹ cần biết