Vị thuốc từ các món cháo
05/12/2012 (526 lượt xem)
Còn gì tuyệt vời hơn nữa khi được húp xì xụt một tô cháo nóng vào mùa đông rét mướt. Vừa làm ấm bụng vừa là món ăn nhẹ vào bữa sáng, bữa tối cho dạ dày của bạn! Tuy nhiên, cháo cũng là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh khác nhau đấy nhé!
Cháo lá tía tô
Lá tía tô không chỉ là một loại gia vị phổ biến mà đây còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh khác nhau. Ngoài việc dùng để ăn, lá và hạt tía tô đều là những vị thuốc phổ biến trong Đông y.
Lá tía tô vị cay, tính ấm có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, chữa ho, sốt, thở gấp, ngực khó chịu.Trước tiên bạn hãy rửa thật sạch lá tía tô, cho một lượng nước vừa phải vào sắc. Đến khi nước cạn còn một nửa thì bỏ bã, lấy nước đó cho gạo đã vo vào, thêm nước và nấu thành cháo đặc.
Đối với trẻ em, ngày cho ăn 1 bát, chia ra làm 2 lần sáng và tối. Tốt nhất là nên cho bé ăn lúc cháo còn nóng sẽ toát mồ hôi nhanh và nhớ tránh gió, dùng khăn lau khô mồ hôi.
Cháo hành củ
Hành 20 củ, gạo lức 60g. Tất cả vo sạch, đổ nước vừa đủ, nấu cháo chín thì cho hành vào. Chia nhiều lần ăn trong ngày, mỗi lần ăn 1 bát.
Tác dụng: Làm ra mồ hôi, giảm sốt, ho. Trị cảm phong hàn, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau bụng đi ngoài.
Cháo hành
Cháo táo đỏ, bí ngô
Đây là một loại cháo dễ chế biến và có tác dụng rất tốt, có thể trị cảm cho bé yêu của bạn trong mùa đông.Lấy một quả bí ngô, táo đỏ khoảng 500g, đường đỏ 200g. Sau đó rửa sạch bí ngô, táo đỏ và bỏ vào nồi nấu cùng với đường đỏ, đổ nước vừa đủ để nấu thành cháo.
Món cháo này dễ ăn, có tác dụng giúp bé yêu thanh phế, trừ ho hen, chống dị ứng và có thể trị ho lâu ngày ở trẻ. Với món cháo này mỗi ngày bạn cho bé ăn 1 bát
Cháo gà
Cháo gà nóng là một trong những món ăn đã có từ xưa, đây là loại cháo rất tốt cho các bệnh cảm lạnh và viêm họng không chỉ đối với người lớn mà còn có công dụng với cả trẻ nhỏ.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, cháo gà có đặc tính kháng viêm, giảm sự di chuyển của bạch cầu trung tính – các tế bào miễn dịch kích thích sự phát triển của chất nhầy không có lợi.
Cháo gà
Cháo chữa cảm cúm
Gạo nếp 50g, 7 nõn hành, 6g rễ gừng sống. Nấu cháo chín, cho hành và gừng vào, đậy vung 5 phút, thêm gia vị vừa đủ. Ăn nóng, sau đó nằm đắp chăn kín cho ra mồ hôi.
Cháo nhị bì, cam thảo
Tang bạch bì (vỏ rễ dâu) 10g, địa cốt bì 10g, cam thảo 3g, gạo lức 50g. Tất cả vị thuốc rửa sạch cho vào nồi đổ nước vừa đủ, đun 30 phút, bỏ bã, lấy nước cho gạo vào nấu thành cháo. Ngày ăn 2-3 lần, mỗi lần 1 bát con. Ăn liền 4-5 ngày.
Tác dụng: Thanh phế nhiệt, mát máu, lợi tiểu, trị trẻ em ho kéo dài, ho đờm có máu, mặt phù nề.