Một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là điều cần thiết cho tất cả mọi người. Đối với phụ nữ mang thai thì điều này lại càng quan trọng hơn vì chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp cho thai phụ khỏe mạnh hơn và vượt qua được thời kỳ thai nghén một cách dễ dàng hơn.
Dinh dưỡng khi mang thai rất cần thiết để cơ thể thai phụ hấp thu đầy đủ dưỡng chất giúp thai nhi phát triển bình thường
Vì sao phải bổ dung dinh dưỡng khi mang thai?
Khi có thai, một số người có biểu hiện: mệt mỏi, chán ăn, thèm những thức ăn theo sở thích của mình. Do vậy cơ thể người mẹ thiếu đi những chất cần thiết cho sự phát triển của bào thai như: chất đạm, sắt, canxi, magie,…
Giai đoạn này, nhu cầu bổ sung dưỡng chất cao hơn mức bình thường. Ngoài việc duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động, việc cung cấp dưỡng chất để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi là điều rất quan trọng.
Những dưỡng chất thiết yếu
Chất đạm và chất béo
Chất đạm và chất béo giúp cho việc xây dựng và phát triển cơ thể của bé. Bà bầu có thể chọn nguồn cung cấp chất đạm từ thực vật như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác, mè (vừng), đậu phụng (lạc)….
Đây là những loại thức ăn không chỉ có giá thành rẻ mà còn có chứa hàm lượng đạm cao và chất béo giúp hấp thu vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E. Ngoài ra, chất đạm còn có nhiều trong các loại thịt: bò, gà…trứng gia cầm, sữa, hải sản…
Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất là nhóm vi lượng quan trọng, giúp bảo vệ cơ thể tránh lại bệnh tật như: vitamin C tăng sức đề kháng, sắt và axit folic giúp tạo máu, vitamin nhóm B tăng chuyển hóa năng lượng trong cơ thể, giúp bà bầu phòng tránh được nhiều bệnh như: thiếu máu do thiếu sắt, quáng gà do thiếu vitamin A, loãng xương do thiếu canxi…
Người mẹ nên ăn nhiều loại trái cây khác nhau như: dưa hấu, cam, nho, đu đủ, xoài… để cung cấp nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, cần bổ xung thêm thức ăn có chứa canxi, photpho như cá, cua, tôm, sữa … để giúp cho sự tạo xương của thai nhi.
Chất xơ
Chất xơ giúp cho quá trình bài tiết thức ăn thừa ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn. Bà bầu nên ăn nhiều rau xanh vì rau xanh cung cấp một lượng vitamin và lượng chất xơ cần thiết, giảm nguy cơ táo bón, giảm cholesterol trong máu.
Những thực phẩm cần tránh
Thực phẩm gây kích thích
Nếu sau khi mang thai, người mẹ thường xuyên ăn uống các thức có tính chất kích thích như: hạt tiêu, ớt, tỏi, thì sẽ gây nóng cho cả mẹ và bé. Thói quen này lâu dần sẽ dẫn đến táo bón, nặng hơn có thể gây ra trĩ hậu môn. Người mẹ mang thai cần phải kiêng thuốc lá, rượu, hạn chế cà phê…
Nếu người mẹ uống rượu sẽ làm cho nồng độ cồn cao lâu dài ở tử cung, sẽ dễ trợ hỏa, sinh nhiệt, động huyết, có thể gây ra khuyết tật ở sọ, mặt, tay chân và tim của thai nhi. Điều này sẽ làm cho sự phát triển thể chất và tinh thần của thai nhi trong tử cung bị chậm lại.
Ngộ độc cồn có thể làm tăng tỷ lệ phát bệnh sinh non và tỷ lệ thai nhi bị chết lưu trong bụng mẹ. Người mẹ mang thai dù hút thuốc nhiều hoặc hút thuốc thụ động, đều có thể dẫn đến thai bị biến chứng hoặc sinh non, vì vậy đối với phụ nữ mang thai cần cấm hẳn việc hút thuốc và uống rượu.
Thức ăn chứa nhiều muối
Phụ nữ mang thai còn cần phải kiêng ăn mặn. Những thức quá mặn có hàm lượng muối cao hại đến tỳ và thận, làm cho chức năng tỳ và thận giảm, gây ra sự giảm sút trong việc thu nạp năng lượng, tiểu tiện ít hơn, và các triệu chứng tim hồi hộp, làm buồn bực khó chịu.
Trong thời kỳ thai nghén, lượng máu tuần hoàn tăng, quá trình thay cũ đổi mới cũng nhanh hơn, nhằm thích ứng với sự tuần hoàn của đế cuống rốn. Nếu lúc đó lại đưa vào thức ăn mặn quá nhiều, trữ lượng natri trong cơ thể sẽ tăng cao hơn nữa, và lượng muối cũng sẽ tăng tương ứng, điều đó chẳng những làm cho tim của phụ nữ mang thai phải gánh chịu nặng hơn, sẽ biểu hiện các triệu chứng: tim hồi hộp, lòng buồn bực khó chịu, lượng tiểu tiện giảm, nặng thì sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của thai nhi, như vậy cả phụ nữ mang thai và thai nhi đều bất lợi.
Người mẹ cũng nên hạn chế dùng những thức ăn nấu quá kỹ hoặc đóng hộp được bày bán sẵn vì không bảo đảm lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Thai phụ nên ăn chín uống chín để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh được bệnh lây qua đường tiêu hóa.