Rạch tầng sinh môn và những điều mẹ bầu ít biết
09/02/2017 (11154 lượt xem)
Toàn bộ quá trình rạch tầng sinh môn ở sản phụ sinh thường sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về thủ thuật này khi sinh nở.
Tham khảo quá trình:
Mách mẹ: Cách tránh bị rạch tầng sinh môn
Massage cho tầng sinh môn để giúp nó đàn hồi, co giãn tốt hơn. Tốt nhất là từ tuần 32 của thai kỳ nên bắt đầu massage 5 phút/ngày
Rạch tầng sinh môn có đau không?
Do việc sinh môn bị rạch khi các mẹ đã ở đỉnh điểm cơn đau đẻ rồi nên cũng khó cảm nhận được chính xác vết đau lắm. Đa số các mẹ sẽ không có cảm giác đau đớn khi bị rạch, mà kinh hoàng với nỗi đau khi bác sĩ sẽ khâu lại tầng sinh môn cho chúng ta, thường mất khoảng 10 phút.
Cách chăm sóc tầng sinh môn bị rạch sau sinh
– Để vết thương mau lành và tránh bị nhiễm trùng, trước nhất các mẹ nên nhớ là phải mặc đồ lót thông thoáng, sạch sẽ. Kinh nghiệm những ngày đầu nên dùng quần lót dùng 1 lần rồi bỏ, hoặc nếu không dùng quần cotton để dễ thấm hút.
– Thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng 1 lần.
– Khi vệ sinh dùng nước ấm rửa nhẹ nhàng không chà sát mạnh lên vết thương. Có thể dùng dung dịch nước muối pha loãng, hoặc nước trà xanh để vệ sinh vùng kín khỏi bị nhiễm trùng nhé! Lưu ý khi vệ sinh vết thương còn mới các mẹ nên tránh ngồi mạnh, ngồi xổm nhé mà nên ngồi lên bồn vệ sinh để rửa hàng ngày cho đỡ đau.
– Sau khi đi tiêu tiểu nhớ dùng nước ấm để rửa, sau đó dùng khăn giấy thấm khô rồi mới mang băng nha.
– Trong sinh hoạt hàng ngày nên đi lại thật nhẹ nhàng để tránh động vết thương
– Ăn uống cố gắng uống nhiều nước ăn rau xanh 1 chút, thức ăn nhuận tràng để tránh táo bón nha, vì táo bón sẽ khiến tình trạng này thêm nặng và có nguy cơ nhiễm trùng cao.
– Cuối cùng, nên kiêng quan hệ vợ chồng ít nhất từ 3 – 4 tháng, để cho vết thương mau lành mà tử cung có thời gian hồi phục.