Thai nhi 6 tuần tuổi có tim thai chưa? Cơ thể mẹ thay đổi ra sao
21/11/2018 (1193 lượt xem)
Sau khi trải qua 6 tuần trong bụng mẹ, thai nhi 6 tuần tuổi đã bắt đầu hình thành một số bộ phận quan trọng với sự tăng trưởng nhanh chóng về kích thước và trọng lượng. Mẹ đã có thể cảm nhận nhịp tim của bé khi đi siêu âm rồi đấy. Lúc này, bé đang trong giai đoạn phát triển não bộ và hệ thống tủy xương.
Sự phát triển của thai nhi 6 tuần tuổi
Trong những tuần đầu tiên sau khi hình thành trong tử cung người mẹ, thai nhi sẽ làm tổ và phát triển nhanh chóng cả về kích thước lẫn cấu tạo cơ thể. Lúc này, khi siêu âm, mẹ đã có thể cảm nhận nhịp tim và hình dáng cơ bản. Khuôn mặt đã có những đường nét cơ bản với phần chóp mũi nhô lên cùng các tĩnh mạch nhỏ xuất hiện dưới làn da mỏng manh của bé.
Cơ thể bé đã bắt đầu hình thành.
Bé nằm cong người theo hình chữ C với kích thước như một hạt đậu nhỏ. Lúc này, bé đã bắt đầu di chuyển trong tử cung của mẹ với một số cử động vô thức nhất định. Mẹ có thể cảm thấy căng tức bụng hoặc nhộn nhạo phần bụng dưới vào giai đoạn này.
Kích thước thai nhi 6 tuần tuổi không quá 1cm. Phần đuôi tồn tại trong suốt các tuần đầu thai kì đã bị thay thế bởi các mô cơ sau này sẽ phát triển thành các chân. Bé có phần đầu to hơn so với các bộ phận khác trên cơ thể.
Các bán cầu não của bé phát triển nhanh chóng. Lúc này, gan đảm nhiệm chức năng sản xuất thế bào hồng cầu cho đến khi tủy xương phát triển và thay thế.
Hình thành ruột thừa và tuyến tụy tạo ra hormone insulin có tác dụng chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng phục vụ cho sự phát triển cơ thể bé.
Các bộ phận trên khuôn mặt như môi, mí mắt, chóp mũi bắt đầu hình thành rõ rệt hơn. Đôi mắt bé nằm ở vị trí gần hai bên thái dương với khoảng cách giữa các mắt xa nhau. Khuôn miệng bé đã có lưỡi và các dây thanh âm.
Hình ảnh siêu âm thai nhi 6 tuần tuổi
Xuất hiện hệ thống van tim và đường dẫn khí kéo dài từ phần cổ họng đến phổi. Nhịp tim của thai nhi 6 tuần tuổi bình thường dao động từ mức 100 đến 160 lần/ phút.
Phân hóa các mô cơ ở đầu các chi chuẩn bị cho sự tạo thành các ngón tay và ngón chân. Hình thành khung xương giúp bé gập cánh tay ở phần khuỷu và cổ tay.
Một phần ruột phát triển thành dây rốn nối với tử cung người mẹ với hệ thống mạch máu riêng biệt có tác dụng vậ chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến cơ thể bé.
Hình thành các tuyến sinh dục quyết định giới tính của bé sau này.
Thai nhi 6 tuần tuổi thì cơ thể của mẹ thay đổi như thế nào?
Song hành cùng sự phát triển và phân tách chức năng của thai nhi, cơ thể người mẹ sẽ xuất hiện một số thay đổi nhất định. Mẹ có thể thường xuyên cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi, đau nhức chân tay, chuột rút và đau nhói vùng bụng dưới vào những thời điểm nhất định trong ngày.
Phần bụng mẹ đã hơi nhô ra so với bình thường.
Sự xuất hiên của thai nhi sẽ thay đổi khả năng vận hành của các bộ phận trong cơ thể người mẹ gây nên những cơn mệt mỏi kéo dài. Mẹ bầu sẽ cảm thấy buồn ngủ và thường xuyên ngủ li bì đi kèm với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, căng cơ, nhức mỏi.
Phần bụng của mẹ đã bắt đầu nhô ra. Cảm giác nặng và đầy bụng hay khó chịu ở phần đáy chậu xuất hiện thường xuyên hơn. Mẹ nên hạn chế các loại quần áo bó phần bụng và thay thế bằng những chiếc váy rộng rãi, thoải mái để hạn chế cơn đau.
Bắt đầu có dấu hiệu ốm nghén cảm thấy buồn nôn và nhạy cảm với mùi của các loại thức ăn là một trong những triệu chứng phổ biến xảy ra trong giai đoạn thai nhi 3 tháng đầu. Lúc này, mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng với các món ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa. Bổ sung các loại sữa giàu canxi, khoáng chất để giúp bé phát triển khỏe mạnh.
Mách mẹ cách học hỏi mẹ Tíu cách giảm ốm nghén khi mang thai 3 tháng đầu
Tham khảo tại đây một số loại sữa cho bà bầu, giàu canxi, khoáng chất để mẹ và bé khỏe mạnh
Mẹ bầu bắt đầu bị đau lưng do tử cung đang lớn dần tạo áp lực lên phần cột sống phía bên dưới. Tần suất các cơn đau lưng sẽ gia tăng trong suốt thai kì.
Sự gia tăng lượng hormone trong cơ thể khiến mẹ nhạy cảm và thường xuyên thay đổi tâm trạng một cách thất thường.
Thời điểm thai nhi 6 tuần tuổi sẽ tăng trưởng nhanh chóng về kích thước cùng cấu tạo và chức năng của cơ thể. Mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của bé bên trong thành bụng. Hãy chú ý nghỉ ngơi và ăn uống một cách hợp lí để bé phát triển khỏe mạnh, mẹ nhé!
Xem thêm bài viết:
Sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi, mẹ nên ăn gì để con khỏe mạnh