Những thay đổi khi mang thai: ngoại hình, tâm lý sức khỏe như nào
26/11/2018 (2794 lượt xem)
Chị em đang chuẩn bị mang thai hoặc thai đang ở trong thời kỳ đầu hãy theo dõi bài viết của mình ngay nhé! Mình sẽ mô tả chi tiết những thay đổi khi mang thai của chị em trong 9 tháng 10 ngày.
Phụ nữ mang thai sẽ có rất nhiều thay đổi từ ngoại hình đến tâm lý, thói quen và cách ăn uống. Sự thay đổi này sẽ biến đổi theo từng giai đoạn của thai kỳ.
1. Những thay đổi khi mang thai giai đoạn từ tuần 0-12
Đây là giai đoạn đầu tiên của thời kỳ mang thai. Mọi người thường gọi là tam cá nguyệt thứ nhất. giái đoạn này rất quan trọng ảnh hưởng đến mẹ và bé nên chị em phải hết sức lưu ý.
+ Ngoại hình: Những thay đổi khi mang thai trong thời kỳ này, mẹ chưa có nhiều sự thay đổi, cân nặng có tăng nhưng không nhiều chỉ khoảng 1-3kg. Ngoài ra, chị em sẽ thấy hai bầu ngực đầy lên, nùm ti có phần cứng hơn và quầng vú chuyển sang màu sậm hơn.
+ Tâm lý/ tính cách: Cơ thể mẹ lúc này xuất hiện hormone hCG – thủ phạm khiến chị em thường xuyên mệt mỏi, ốm nghén. Tình trạng này nghiêm trọng nhất ở tuần 8-12 của thai kỳ. Tâm trạng của chị em thay đổi liên tục, rất thường có phần rất khó tính.
Các mẹ tham khảo tại đây: Cách giảm ốm nghén trong 3 tháng đầu của mẹ Tíu
Giai đoạn thai nhi 3 tháng đầu mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng ốm nghén
+ Cách ăn uống: Chị em trở nên rất nhạy cảm với mùi vị, thường xuyên cảm thấy buồn nôn. Nhiều bạn còn chẳng thiết tha đến việc ăn uống hoặc cơn thèm ăn cũng rất thất thường lúc này lúc kia.
+ Thói quen sinh hoạt: Thời gian đầu thai phụ thường bị rối loạn giấc ngủ, thời gian ngủ rất ít thậm chí nhiều chị em rơi vào tình trạng mất ngủ.
Xem thêm: Bà bầu mất ngủ 3 tháng đầu do đâu và cách chữa trị
Giai đoạn này đặc biệt quan trọng nhất là thai phụ ở tuổi trung niên từ 35 trở đi. Nguy cơ xảy thai rất cao đồng thời nguy cơ nhiễm sắc thể cao hơn so với các bà mẹ trẻ, em bé sinh ra có khả năng bị mắc hội chứng Down. Vậy nên mẹ hãy khám thai đúng định kỳ để xác định tình trạng của thai nhi tốt nhất nhé!
2. Những thay đổi khi mang thai giai đoạn từ 13 – 25 tuần
Đây là thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2, sức khỏe của bà bầu cũng tốt hơn nhiều so với thời kỳ đầu tiên với nhiều sự thay đổi:
+ Ngoại hình: Kích thước và vóc dáng của thai phụ giai đoạn này thay đổi rất nhiều. Chị em cứ chuẩn bị tinh thần để tăng cân nhé! Nếu trong quý đầu tiên cân nặng không đổi nhiều thậm chí nhiều bạn bị tụt cân do ốm nghén. Nhưng đừng lo lắng nhé! Từ tuần 13 – 25 trở đi chắc chắn bạn phải tăng từ 9-12kg đấy.
Ngoài ra mẹ còn gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe như khó thở, ợ nóng, phù tay chân, nhức mỏi các cơ …. Từ tháng thứ 4, mẹ cũng sẽ mọc nhiều mụn hơn do da tiết dầu nhiều hơn cũng như bên trong cơ thể bị nóng.
Vai và da mặt sẽ xuất hiện vài vết nám cũng là một trong những thay đổi khi mang thai thể hiện rõ rệt trên cơ thể mẹ.
Giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, thai phụ tăng cân khá nhiều, bụng đã nhô lên rất rõ
+ Tâm lý và tính cách:
Hầu hết khi bước qua giai đoạn này chị em sẽ không bị nghén nữa, tâm trạng, cảm xúc cũng bắt đầu ổn định hơn.
Những thay đổi khi mang thai về mặt tâm lý khiếm mẹ sẽ cảm giác hơi lo lắng vì những điều sắp diễn ra. Có em bé chuyện gì sẽ xảy ra đây? Có thai và sinh em bé là một điều tự nhiên nên bạn yên tâm tạo hóa cho ta những điều kỳ diệu và rồi mọi thứ sẽ đâu vào đấy cả thôi.
Mẹ cũng cảm nhận được sự hiện diện của thai nhi rõ ràng hơn. Con đã bắt đầu có những cử động đơn giản như đạp vào bụng mẹ.
Mẹ tham khảo thêm bài viết: Thai nhi như thế nào trong 3 tháng giữa thai kỳ, không đọc sẽ tiếc
+ Cách ăn uống:
Thời kỳ này, mẹ phải tích cực ăn uống chú ý đến chế độ dinh dưỡng để thai nhi khỏe mạnh và phát triển tốt nhất! Mẹ ăn không chỉ cho mình mà con cho con nữa nhé!
+ Thói quen sinh hoạt:
Trong vài tuần tới, trí nhớ của thai phụ bắt đầu suy giảm. Họ thường quên một vài việc đã làm hoặc đã để những vật này ở đâu. Đây là chứng giảm trí nhớ thai kỳ khá phổ biên nên chị em đừng quá lo lắng vấn đề này nhé! Hãy ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ. Đừng ngủ trưa nhiều quá vì như vậy đêm bạn sẽ mất ngủ đấy!
3. Mang thai 3 tháng cuối, cơ thể mẹ thai đổi như thế nào?
Đây là cột mốc quan trọng mẹ bắt đầu đếm ngược từng ngày để chào đón sự xuất hiện của bé. Thời điểm này, mẹ bầu có những thay đổi:
– Ngoại hình:
+ Khuôn mặt trông húp híp, mí mắt bị sưn
+ Bụng: Bụng ngày càng xê xuống, những tuần thai cuối bạn sẽ cảm thấy như thai đã đi vao vùng tiểu tử cung
+ Vết rạn da: Đây là những thay đổi khi mang thai mẹ bầu không thể tránh khỏi. Các vết rạn da chuyển màu xám nhạt dần, trải dọc trên da.
+ Mẹ sẽ gặp các vấn đề liên quan đến da như: màu sắc da ở các vùng như cằm, má, mũi và trán … cũng có sự thay đổi sắc tố có màu sậm hơn. Hiện tượng nám da ngày càng rõ, mụn trứng cá mọc ngày càng nhiều. Nhiều chị em còn ra mồ hôi thường xuyên và nổi nhiều vết ban đỏ.
Bà bầu sẽ gặp phải 1 số vấn đề liên quan đến da ở thời kỳ cuối thai kỳ
– Tâm lý/ cảm xúc:
+ Thường xuyên mệt mỏi: 3 tháng cuối thai nhi phát triển rất nhanh. Càng đến gần thời điểm sinh, mẹ càng cảm thấy nặng nề nhiều lúc thấy kiệt sức và chán ngán việc mang bầu. Nhiều chị em còn gặp phải tình trạng mang thai tháng cuối bụng căng cứng.
+ Trầm cảm: Nhiều chị em trong giai đoạn này bắt đầu có 1 số biểu hiện cua bệnh trầm cảm. Họ có vô vàn nỗi lo lắng và sợ hãi như sợ đau đẻ, sợ con sinh ra không được khỏe mạnh… Những tâm sự này khiến một số bà bầu rơi vào tình trạng căng thẳng đến nỗi ngủ gặp ác mộng. Họ đặc biệt rất dễ cáu gắt với những việc tưởng chừng rất nhỏ nhặt.
– Chế độ ăn uống: Mệt mỏi, lo lắng, áp lực khiến thai phụ không thiết tha đến chuyện ăn uống. Tuy nhiên để đảm bảo bé yêu phát triển tốt nhất, có sức khỏe tốt để chào đời thì mẹ cần phải cố gắng ăn uống thật đầy đủ nhé!
Xem thêm: Mẹ bầu ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh tháng cuối
– Những thay đổi khi mang thai ảnh hưởng như nào đến thói quen sinh hoạt của mẹ
+ Mất ngủ: Vấn đề này hầu hết bà bầu nào trong thời kỳ cuối thai kỳ đều gặp phải. Giấc ngủ đến chập chờn, ngủ không được sâu.
+ Thai phụ cũng thường xuyên phải thức dậy nửa đêm để đi tiểu, thường cứ khoảng 2 tiếng thì chị em cảm thấy mắc tiểu 1 lần.
Để cải thiện tình trạng này, các mẹ nên uống 1 ly sữa ấm trước khi ngủ và bớt lo nghĩ. Bạn ngày hãy dành thời gian đi tập thể dục hoặc đi dạo một chút tránh việc ngồi hoặc nằm trong nhà quá nhiều!
Xem thêm: Thai nhi như thế nào trong 3 tháng cuối thai kì
Ngoài ra, phụ nữ mang thai cần có không gian nghỉ ngơi thoải mái, thoáng đãng với giường, nệm, gối không đươc quá cứng. Đồng thời khi ngủ bạn cũng không nên kê gối quá cao. Hãy chăm sóc sức khỏe mình thậ tốt để con được khỏe mạnh.
Hy vọng những thông tin mình chia sẻ trong bài sẽ giúp các mẹ hiểu rõ những thay đổi khi mang thai của bà bầu theo từng giai đoạn cụ thể nhé!